Là cháu của Lưu Tiên, Chu Bất Nghi thừa hưởng những tố chất hơn người. Chu được Lưu Tiên gửi gắm đến thụ giáo Lưu Ba, người sau này trở thành Thượng thư của nhà Thục Hán.
Chỉ sau một thời gian ngắn, bản thân Lưu Ba cũng phải thừa nhận rằng, ông không có đủ tài năng để truyền thụ cho Chu Bất Nghi.
Tuy nhiên, mặc dù không có sự hướng dẫn của Lưu Ba, tài năng của thiếu niên này cũng không vì thế mà biến mất, hơn nữa còn vang danh thiên hạ.
(Ảnh minh họa)
Khi Tào Tháo bế tắc trong việc tấn công Liễu Thành năm 206, Chu Bất Nghi (14 tuổi), hiến lên 10 kế, ngay lập tức giúp Tào Ngụy vượt trở ngại. Vị thế của Chu Bất Nghi từ đó ngày càng được củng cố.
Tương truyền rằng, Tào Tháo còn đánh giá thiếu niên họ Chu thông minh chẳng kém người con thần đồng của mình là Tào Xung.
Vì vậy, ông không ngại tạo điều kiện cho Chu Bất Nghi cùng Tào Xung trở thành bằng hữu. Mối quan hệ tốt giữa hai người càng khiến Tào Tháo quý mến Bất Nghi.
Cuộc đời Chu Bất Nghi rẽ sang hướng khác khi Tào Xung lâm trọng bệnh, qua đời khi mới 12 tuổi vào năm 208. Cái chết của Tào Xung là điều khiến Tào Tháo hết sức đau lòng. Bởi ông đã ngầm chọn Tào Xung là người tiếp nối cơ nghiệp.
Chu Bất Nghi đang là thiên tài trong mắt Tào Tháo nhưng nhanh chóng trở thành “cái gai trong mắt” sau khi Tào Xung mất. Tào Tháo lo ngại rằng không ai có thể điều khiển được Chu Bất Nghi nên đã cho người thủ tiêu.
(Ảnh minh họa)
Tào Phi biết tin vội ngăn cản phụ vương. Tào Phi cảm thấy rằng Chu Bất Nghi rất thông minh, tài giỏi, sau này nhất định sẽ là “cánh tay phải” đắc lực của mình, nên tìm cách ngăn cản.
Tuy nhiên, Tào Tháo chỉ nói: “Kẻ này vốn không phải người mà con có thể khống chế”.
Xét cho cùng, Tào Phi cũng là người thông minh, nhanh chóng hiểu được ý đồ của cha mình là Tào Tháo nên không còn nài nỉ nữa.
Lúc đó Chu Bất Nghi đã 17 tuổi, gần như đã trưởng thành, quá thông minh. Vì vậy, sự hiện diện của Chu Bất Nghi ngày càng đe dọa đến ngai vàng.
Năm 209, Tào Tháo phái thích khách ám sát Chu Bất Nghi, đánh dấu chấm hết cho nhân tài yểu mệnh thời Tam Quốc.