Có một câu chuyện kể rằng có một hôm sư tử và hổ phát sinh mâu thuẫn, cả hai quyết chiến với nhau một phen. Đến lúc cả hai bị thương, trong lúc thoi thóp thì sư tử nói với hổ: "Giá như anh không cướp mất địa bàn của tôi thì hai ta đâu ra nông nỗi này''. Lúc này hổ kinh ngạc: "Tôi xưa nay không có ý muốn tranh đoạt địa phận của anh, tôi tưởng anh muốn cướp của tôi nên mới hành động''
Qua câu chuyện này có thể cho chúng ta thấy rõ làm người phải biết đối nhân xử thế, lúc đó mới biết thấu hiểu cho nhau. Vậy làm cách nào để thấu hiểu cho nhau? Đó chính là phải hòa hoãn mới chính là cách khôn ngoan nhất.
Khi bản thân nóng giận thì chúng ta không làm chủ được chính mình dẫn đến cái việc mọi chuyện bị biến tướng đi. Dù hai người có tình cảm tốt nhưng không có sự giao tiếp đúng mực thì đôi lúc nói nhiều cũng vô nghĩa.
Miệng thì nói liễu giải lẩn, nhưng tính khí ngược lại thì ai cũng muốn mình phải đúng, ai cũng muốn mình hơn. Khi hai người giao tiếp với nhau thì 70% tình cảm, 30% nội dung.
Người khác có suy nghĩ khác mình, ở cùng nhau có chỗ hiểu lầm là điều hoàn toàn khó tránh. Thế nên khi có sự việc có chỗ sai lệch thì cần nói rõ. Như thế mới tránh khỏi cùng thuyền mà khác hướng.
.. Con người mất 3 năm để học nói nhưng mất cả đời để im lặng.
Khi có chuyện xảy đến, trước khi tức giận phải nhớ:
– Việc này có đáng để tức giận không?
– Tức giận và không tức giận thì kết quả sẽ khác nhau như thế nào?
– Tức giận rồi vấn đề giải quyết có tốt hơn không?
Vậy nên làm người phải biết có thái độ hòa ái chính là tiền đề của sự thấu hiểu. Hãy biết khống chế bản thân mình, biết làm chủ chính bản thân mình. Có như vậy mới thành công.