Tuy nhiên trong đó cũng có một hình phạt dành cho nữ phạm nhân trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.
Như nhiều người đã biết, trong thời kỳ Tống Nguyên, trường phái Nho giáo kinh điển đã xảy ra một cuộc biến đổi gây ảnh hưởng vô cùng xấu tới đời sau, đó chính là sự xuất hiện của trường phái Trình Chu. Nói nôm na thì rất nhiều người đều không có chút thiện cảm gì đối với trường phái Trình Chu. Vì sự xuất hiện của trường phái Trình Chu tương đương với việc tạo ra một lời nguyền đối với phụ nữ thời kỳ này, khiến họ bị đàn áp, bị chà đạp, trở thành “vật phụ thuộc” của đàn ông.
Nếu như biến đổi ở cả hai hướng thì không nói làm gì, nhưng vấn đề là trường phái Trình Chu chỉ nhấn mạnh nghĩa vụ của nữ giới, còn nghĩa vụ của nam giới lại không hề bị bó buộc. Có thể nói, đây là một hành vi bất bình đẳng một cách trắng trợn, khiến người ta căm phẫn. Vì những yêu cầu bệnh hoạn như vậy nên trong thời cổ đại đã sinh ra những hình phạt vô cùng tàn nhẫn đối với nữ giới như nước ớt, quất roi, đều chỉ là “đồ chơi trẻ con” không đáng kể so với những hình phạt khác.
Nếu nói là tàn khốc nhất phải nói tới Chu Nguyên Chương. Ông đã từng phát minh ra một loại hình phạt có thể nói là khiến nữ giới đều phải sợ chết khiếp mỗi khi nghe tới tên loại hình phạt này. Vậy rốt cuộc đó là loại hình phạt gì?
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Trị loạn thế, dụng trọng điển”, tức là trong xã hội loạn lạc bất ổn thì cần phải dùng hình phạt nặng để cai trị. Về điểm này, Tào Tháo và Chu Nguyên Chương đều có chung quan điểm. Tuy hai người họ có khoảng cách thời gian rất xa nhưng cả hai lại đều có tiếng nói chung trong quan niệm trị quốc. Vì cả hai người họ quá giống nhau, đều là những nhân vật kiêu hùng loạn thế, việc giành được thiên hạ đối với họ không phải là một chuyện dễ dàng gì, họ biết rõ việc khiến thiên hạ an ổn cũng là một việc vô cùng khó khăn.
Chu Nguyên Chương để có thể khiến thiên hạ yên ổn trong thời gian ngắn nhất đã phát minh ra rất nhiều hình phạt tàn khốc. Đối với ông mà nói, tất cả những người hay vật gây cản trở tới quyền lực của mình đều sẽ phải bị trừng trị. Có lẽ là do xuất thân nhà nông, từng chịu ảnh hưởng từ việc quan tham hại nước hại dân của cuối triều Nguyên, Chu Nguyên Chương cực kỳ căm ghét tham quan ô sứ. Cũng chính vì thế, rất nhiều hình phạt trong những năm Hồng Vũ đều là nhằm vào những tham quan ô sứ chứ không phải là người dân bình thường.
Xuất phát từ sự căm ghét đối với quan tham hại nước hại dân, Chu Nguyên Chương khi đối mặt với lũ quan tham chưa từng khoan dung. Vì chính cha mẹ của ông đều là vì bị lũ quan tham bóc lột mà chết đói. Được biết, quan viên trong những năm Hồng Vũ chỉ cần tham lam một quan tiền (1 lượng bạc) thì sẽ bị quy vào phạm vi xử phạt theo quy định của Chu Nguyên Chương. Một câu nói “Trẫm sẽ diệt hết tham quan trong thiên hạ” đã đủ thấy ý chí cao lớn của Chu Nguyên Chương.
Cũng chính vì thế, khi Chu Nguyên Chương trở thành chủ nhân của thiên hạ đã đưa những hình phạt này lên đỉnh cao mới. Khi ấy, những hình phạt nghiêm khắc đối với Chu Nguyên Chương mà nói đã trở thành cơm bữa. Trong những năm Hồng Vũ, đời sống của nhân dân có thể nói là cực kỳ khó khăn, nếu nói là sống được ngày nào hay ngày đó thì cũng không hề ngoa chút nào.
“Sơ tẩy”- hình phạt khiến người nghe khiếp đảm
Cùng với việc các hình phạt nghiêm khắc của Chu Nguyên Chương ngày càng lấn sâu vào từng phương diện, để duy trì tam cương ngũ thường, trật tự lễ giáo được truyền từ thời Tống, ông thậm chí còn vì chuyện này mà xử phạt các ái phi của mình đến chết. Ngay cả ái phi của mình cũng không tha, vậy thì những nữ nhi trong thiên hạ có đáng là gì? Và một hình phạt dã man đã ra đời, sự ra đời của hình phạt này đã bắt đầu chuỗi ngày tháng đáng sợ, tăm tối đối với phụ nữ thời kỳ này.
Tên hình phạt này là “sơ tẩy” (tức là một cây lược làm bằng sắt và nước sôi để rửa). Đây là hình phạt chỉ cần nghe tới tên thôi cũng đủ khiến các nữ nhi thời này phải khiếp sợ. Công cụ để thực hiện hình phạt này vô cùng đơn giản, chính là một bình bước và một chiếc kẹp giống cây lược cỡ lớn. Loại kẹp này được làm từ sắt, thế nên đây cũng là nỗi sợ đối với nhiều người. Còn bình nước không phải là nước thông thường mà là nước nóng, nước sôi. Có người nghe xong cũng phải kinh hãi mà thốt lên: “Như vậy có khác gì giết lợn?”. Nhưng quả thực cũng không có khác biệt, có lẽ do Chu Nguyên Chương xuất thân trong nhà nông nên hiểu rõ về những việc nhà nông.
Khi hành hình, chuẩn bị nước sôi, sau đó dùng nước sôi dội lên lưng của người bị hành hình. Lúc này, do phản ứng của vết bỏng, lưng của người bị hành hình sẽ phồng rộp lên. Đồng thời, chiếc lược kẹp làm bằng sắt kia cũng được mang lên và chiếc lược ấy cũng được dùng trên lưng của người bị hành hình. Người bị hành hình thường sẽ bị chiếc “lược” này hành hạ, dày vò tới chết. Những trường hợp như vậy không hề hiếm, rất nhiều người phụ nữ khi bị phán quyết với hình phạt này đã xin chết cũng không muốn bị dày vò như vậy.
Dụng ý của Chu Nguyên Chương khi phát minh hình phạt này rất đơn giản, ông mong rằng có thể đem trật tự xã hội được cố định bằng lễ giáo cương thường có thể được củng cố hơn nữa. Nhưng không thể không nói, thủ đoạn của Chu Nguyên Chương thực sự quá tàn nhẫn. Phải biết rằng hình phạt này gây ra sự dày vò nặng nề về cả thể xác lẫn tinh thần của con người, cho dù là muốn tước đoạt sinh mạng của người khác cũng nên dùng cách dứt khoát, không nên hành dạ như vậy.
Ngoài ra, tuy rằng hình phạt này có hiệu quả, nhưng hiệu quả như vậy có lâu dài được không? E là không. Điều này chỉ gây ra nỗi sợ hãi cho phụ nữ chứ không phải là khiến thiên hạ thái bình. Trong cả triều Minh thậm chí là triều Thanh, nữ giới bị hình phạt này dày vò tinh thần và thể xác một cách nặng nề, trở thành nỗi ám ảnh, một cơn ác mộng đối với họ. Tuy rằng không được huy hoàng cho lắm nhưng mục đích của Chu Nguyên Chương đã đạt được. Nữ giới thời ấy chỉ dám trốn trong nhà, phải sống bám vào người đàn ông, không có một chút địa vị nào trong xã hội.