Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương được biết đến là hoàng đế khai quốc nhà Minh. Xuất thân trong tầng lớp nghèo khổ, chăn bò, dê cho địa chủ, Chu Nguyên Chương chỉ còn lại một mình khi 16 tuổi khi các thành viên trong gia đình lần lượt chết vì dịch bệnh. Sau đó, ông lưu lạc khắp nơi và từng bước gây dựng sự nghiệp.Vào tháng 1/1368, sau khi dẫn quân chinh phạt được nhiều vùng đất lớn, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh và xưng đế. Cũng trong năm 1368, ông đánh chiếm Đại Đô của nhà Nguyên, thống nhất Trung Hoa.Vào mùa hè năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà ở Nam Kinh, hưởng thọ 71 tuổi. Sau đó, ông hoàng này được chôn cất trong Minh Hiếu Lăng nằm ở núi Độc Long, thuộc Nam Kinh. Mã Hoàng hậu được hợp táng cùng chồng - hoàng đế khai quốc nhà Minh trong Minh Hiếu Lăng.Minh Hiếu Lăng là một trong những lăng mộ lớn nhất thế giới khi có diện tích lên tới 2.200 ha. Khu lăng mộ này còn trồng tới 100.000 cây tùng. Thêm nữa, trong khuôn viên chôn cất Chu Nguyên Chương, 70 ngôi chùa được xây dựng.Một thời gian sau khi Chu Nguyên Chương được chôn cất, dân gian bắt đầu lưu truyền các câu chuyện rùng rợn về Minh Hiếu Lăng. Tương truyền, vào ban đêm, một số người nghe thấy tiếng khóc của phụ nữ phát ra từ nơi an nghỉ ngàn thu của vị vua này.Theo đó, nhiều người không khỏi sợ hãi khi nghe thấy tiếng khóc bi thương và đưa ra đồn đoán về danh tính của người phụ nữ bí ẩn. Trong số này, nhiều người cho rằng, tiếng khóc là của Mã Hoàng hậu.Nổi tiếng là ông hoàng có tính cách hung bạo, độc đoán, Chu Nguyên Chương chỉ đối xử ân cần, tình cảm với Mã Hoàng hậu (1332 - 1382). Bà đã cùng Chu Nguyên Chương đồng cam cộng khổ cho đến ngày có được giang sơn. Mã Hoàng hậu được ca ngợi là người nhân từ, hiền hậu, thông minh.Đáng buồn là Mã Hoàng hậu không có mụn con nào. Bà qua đời khi 52 tuổi vì bệnh nặng. Trong những ngày tháng cuối đời của Mã Hoàng hậu, Chu Nguyên Chương hàng ngày mang cơm, bón thuốc cho vợ. Sau khi Mã Hoàng hậu qua đời và được chôn cất trong Minh Hiếu Lăng, vị hoàng đế này cũg không lập bất cứ phi tần nào làm hoàng hậu.Một số người cho rằng, tiếng khóc phát ra từ Minh Hiếu Lăng là của Mã Hoàng hậu. Bà khóc thương cho số phận bi ai không có con cái của mình.Thêm nữa, Mã Hoàng hậu cô quạnh một mình trong lăng mộ suốt nhiều năm trước khi được hợp táng cùng chồng. Về sau, triều đình tổ chức đại lễ cúng bái tại Minh Hiếu Lăng thì tiếng khóc bi thương đó mới không còn.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương được biết đến là hoàng đế khai quốc nhà Minh. Xuất thân trong tầng lớp nghèo khổ, chăn bò, dê cho địa chủ, Chu Nguyên Chương chỉ còn lại một mình khi 16 tuổi khi các thành viên trong gia đình lần lượt chết vì dịch bệnh. Sau đó, ông lưu lạc khắp nơi và từng bước gây dựng sự nghiệp.
Vào tháng 1/1368, sau khi dẫn quân chinh phạt được nhiều vùng đất lớn, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh và xưng đế. Cũng trong năm 1368, ông đánh chiếm Đại Đô của nhà Nguyên, thống nhất Trung Hoa.
Vào mùa hè năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà ở Nam Kinh, hưởng thọ 71 tuổi. Sau đó, ông hoàng này được chôn cất trong Minh Hiếu Lăng nằm ở núi Độc Long, thuộc Nam Kinh. Mã Hoàng hậu được hợp táng cùng chồng - hoàng đế khai quốc nhà Minh trong Minh Hiếu Lăng.
Minh Hiếu Lăng là một trong những lăng mộ lớn nhất thế giới khi có diện tích lên tới 2.200 ha. Khu lăng mộ này còn trồng tới 100.000 cây tùng. Thêm nữa, trong khuôn viên chôn cất Chu Nguyên Chương, 70 ngôi chùa được xây dựng.
Một thời gian sau khi Chu Nguyên Chương được chôn cất, dân gian bắt đầu lưu truyền các câu chuyện rùng rợn về Minh Hiếu Lăng. Tương truyền, vào ban đêm, một số người nghe thấy tiếng khóc của phụ nữ phát ra từ nơi an nghỉ ngàn thu của vị vua này.
Theo đó, nhiều người không khỏi sợ hãi khi nghe thấy tiếng khóc bi thương và đưa ra đồn đoán về danh tính của người phụ nữ bí ẩn. Trong số này, nhiều người cho rằng, tiếng khóc là của Mã Hoàng hậu.
Nổi tiếng là ông hoàng có tính cách hung bạo, độc đoán, Chu Nguyên Chương chỉ đối xử ân cần, tình cảm với Mã Hoàng hậu (1332 - 1382). Bà đã cùng Chu Nguyên Chương đồng cam cộng khổ cho đến ngày có được giang sơn. Mã Hoàng hậu được ca ngợi là người nhân từ, hiền hậu, thông minh.
Đáng buồn là Mã Hoàng hậu không có mụn con nào. Bà qua đời khi 52 tuổi vì bệnh nặng. Trong những ngày tháng cuối đời của Mã Hoàng hậu, Chu Nguyên Chương hàng ngày mang cơm, bón thuốc cho vợ. Sau khi Mã Hoàng hậu qua đời và được chôn cất trong Minh Hiếu Lăng, vị hoàng đế này cũg không lập bất cứ phi tần nào làm hoàng hậu.
Một số người cho rằng, tiếng khóc phát ra từ Minh Hiếu Lăng là của Mã Hoàng hậu. Bà khóc thương cho số phận bi ai không có con cái của mình.
Thêm nữa, Mã Hoàng hậu cô quạnh một mình trong lăng mộ suốt nhiều năm trước khi được hợp táng cùng chồng. Về sau, triều đình tổ chức đại lễ cúng bái tại Minh Hiếu Lăng thì tiếng khóc bi thương đó mới không còn.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.