Khi xem phim cổ trang, đặc biệt là những bộ phim có đề tài lịch sử, mọi người sẽ thấy có cảnh hành quyết tại pháp trường bằng phương thức chém đầu. Đây là 1 hình phạt nặng giành cho những phạm nhân mắc đại tội.Bên cạnh tính chất man rợ của hình phạt này, rất nhiều người cũng quan tâm đến những người trực tiếp thực thi hình phạt: Đao phủ. Và có lẽ có một điều đa phần mọi người sẽ không biết, đó là việc dùng đao của đao phủ. Họ thà dùng những thanh đao đã bị cùn chứ nhất quyết không đi mài sắc thanh đao.Vì sao lại như vậy?Hành động này đến từ chính những quan niệm khi hành nghề của họ. Theo những đao phủ, khi hành quyết phạm nhân, kẻ gây ra cái chết cho phạm nhân là những thanh đao chứ không phải bản thân họ.Họ chỉ là những người thay trời hành đạo. Nếu như đao cùn mà mài sắc thanh đao trước khi hành hình, vậy điều đó sẽ biến họ trở thành kẻ "đồng phạm" với những thanh đao. Khi đó họ sẽ phải nhận lấy quả báo khi làm việc này.Tuy nhiên, qua từng triều đại, quan niệm của những đao phủ lại biến đổi dần đi. Đặc biệt là vào thời nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc. Trong giai đoạn này, địa vị nghề nghiệp của những đao phủ trong xã hội cực kì thấp. Điều đó đã kéo theo mức lương mà họ được hưởng cũng thấp theo. Do vậy, những đao phủ trong 2 triều đại Minh - Thanh đã nghĩ ra 1 cách đi ngược lại với quan niệm bấy lâu của tổ nghề, đó là nhận hối lộ. Khoản tiền hối lộ mà họ nhận đến từ người nhà những phạm nhân chuẩn bị bị hành quyết.Người nhà những phạm nhân này lo sợ thanh đao hành quyết quá cùn, sẽ khiến người thân phải chịu sự giày vò vì đau đớn. Vì thế, họ đã đút lót tiền cho những đao phủ, khẩn cầu đao phủ mài thật sắc những thanh đao trước khi hành quyết để người thân họ được ra đi một cách nhanh chóng và thanh thản.Vậy trước thời Minh - Thanh, các đao phủ sẽ xử lý ra sao nếu thanh đao dùng để hành quyết phạm nhân trở nên quá cùn?Không thể mài sắc, những đao phủ chỉ còn cách vứt bỏ những thanh đao cũ và đổi sang thanh mới.Với những lần hành quyết phạm nhân mắc tội nặng đến mức phải "chu di cửu tộc" (giết cả dòng họ), những đao phủ sẽ phải chuẩn bị nhiều thanh đao trước khi thi hành án.Mời quý độc giả xem video: Người đưa tin 24G: Đối tượng nghiện game giết xe ôm cướp tài sản ở Kiên Giang lãnh án tử hình/THVL.
Khi xem phim cổ trang, đặc biệt là những bộ phim có đề tài lịch sử, mọi người sẽ thấy có cảnh hành quyết tại pháp trường bằng phương thức chém đầu. Đây là 1 hình phạt nặng giành cho những phạm nhân mắc đại tội.
Bên cạnh tính chất man rợ của hình phạt này, rất nhiều người cũng quan tâm đến những người trực tiếp thực thi hình phạt: Đao phủ. Và có lẽ có một điều đa phần mọi người sẽ không biết, đó là việc dùng đao của đao phủ. Họ thà dùng những thanh đao đã bị cùn chứ nhất quyết không đi mài sắc thanh đao.Vì sao lại như vậy?
Hành động này đến từ chính những quan niệm khi hành nghề của họ. Theo những đao phủ, khi hành quyết phạm nhân, kẻ gây ra cái chết cho phạm nhân là những thanh đao chứ không phải bản thân họ.
Họ chỉ là những người thay trời hành đạo. Nếu như đao cùn mà mài sắc thanh đao trước khi hành hình, vậy điều đó sẽ biến họ trở thành kẻ "đồng phạm" với những thanh đao. Khi đó họ sẽ phải nhận lấy quả báo khi làm việc này.
Tuy nhiên, qua từng triều đại, quan niệm của những đao phủ lại biến đổi dần đi. Đặc biệt là vào thời nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc. Trong giai đoạn này, địa vị nghề nghiệp của những đao phủ trong xã hội cực kì thấp. Điều đó đã kéo theo mức lương mà họ được hưởng cũng thấp theo. Do vậy, những đao phủ trong 2 triều đại Minh - Thanh đã nghĩ ra 1 cách đi ngược lại với quan niệm bấy lâu của tổ nghề, đó là nhận hối lộ. Khoản tiền hối lộ mà họ nhận đến từ người nhà những phạm nhân chuẩn bị bị hành quyết.
Người nhà những phạm nhân này lo sợ thanh đao hành quyết quá cùn, sẽ khiến người thân phải chịu sự giày vò vì đau đớn. Vì thế, họ đã đút lót tiền cho những đao phủ, khẩn cầu đao phủ mài thật sắc những thanh đao trước khi hành quyết để người thân họ được ra đi một cách nhanh chóng và thanh thản.
Vậy trước thời Minh - Thanh, các đao phủ sẽ xử lý ra sao nếu thanh đao dùng để hành quyết phạm nhân trở nên quá cùn?
Không thể mài sắc, những đao phủ chỉ còn cách vứt bỏ những thanh đao cũ và đổi sang thanh mới.
Với những lần hành quyết phạm nhân mắc tội nặng đến mức phải "chu di cửu tộc" (giết cả dòng họ), những đao phủ sẽ phải chuẩn bị nhiều thanh đao trước khi thi hành án.