Vua Càn Long là một trong những hoàng đế nhà Thanh nổi tiếng lịch sử. Ông trị vì đất nước trong 60 năm và sống thọ 88 tuổi. Trong thời gian cai trị đất nước, hoàng đế Càn Long đã thực hiện nhiều chính sách, cải cách giúp nhà Thanh phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực.Dù vậy, hoàng đế Càn Long khác với nhiều vị vua khác khi quyết định trọng dụng tham quan Hòa Thân vì mục đích chính trị. Hòa Thân là đại tham quan được ông hoàng này trọng dụng. Nhờ vậy, Hòa Thân thăng tiến nhanh trên quan trường.Là người thông minh, có tài, giỏi xu nịnh và biết cách lấy lòng nhà vua, Hòa Thân ngày càng có địa vị cao trong triều. Nhờ đó, tham quan này thực hiện tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Không ít đại thần đứng ra vạch tội Hòa Thân nhưng tham quan này đều "thoát nạn" nhờ được hoàng đế Càn Long che chở.Hoàng đế Càn Long giao hầu hết những công việc quan trọng trong triều chính cho dụng Hòa Thân. Ông hoàng này làm như vậy được cho là nhằm kiểm soát triều chính.Lý do là Hòa Thân rất nghe lời vua Càn Long. Nhiều nhiệm vụ khó mà ông hoàng này giao cho Hòa Thân đều được tham quan này giải quyết ổn thỏa. Điều này cho thấy Hòa Thân cũng là một vị quan có tài.Ngay cả khi thoái vị năm 80 tuổi và nhường ngôi cho con trai là Gia Khánh, vua Càn Long viết trong chiếu chỉ rằng: "Trẫm tuy đã thoái vị rồi, nhưng những việc quân cơ quan trọng của triều đình thì vẫn cần phải đến hỏi ý kiến của Trẫm".Theo đó, sau khi đăng cơ, vua Gia Khánh chỉ có thể quyết định những việc nhỏ. Hòa Thân khi đó vẫn được Càn Long trọng dụng nên có địa vị cao trong triều, thậm chí có thế lực lớn khiến tân vương phải kiêng dè. Mọi việc lớn nhỏ trong triều được Hòa Thân bẩm báo với Càn Long. Trong trường hợp vua Gia Khánh muốn bãi chức đại thần lớn trong triều thì bắt buộc phải hỏi ý Càn Long.Trong số những đại thần mà vua Gia Khánh muốn "loại bỏ" có Hòa Thân. Tuy nhiên, vì tham quan này được Càn Long che chở nên vua Gia Khánh không thể thực hiện. Thêm nữa, vua Gia Khánh nhiều lần muốn thực hiện các cải cách trong bộ máy chính quyền đều vấp phải sự chống đối lớn từ Hòa Thân và phe cánh.Thậm chí, Hòa Thân nhiều lần ngang nghiên chống đối nhà vua nhưng đều bình an vô sự. Nhiều người cho rằng, Hòa Thân dám làm như vậy là vì làm theo mệnh lệnh của Càn Long. Dù đã thoái vị, nhường ngôi cho con trai nhưng thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay ông.Do đó, chỉ sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh mới thực sự nắm trong tay mọi quyền lực của nhà vua. 10 ngày sau khi vua cha chết, vua Gia Khánh bắt giữ, luận tội Hòa Thân và tịch thu toàn bộ tài sản. Sau cùng, nhà vua cho Hòa Thân chết toàn thây bằng cách tự sát trong phủ. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long.
Vua Càn Long là một trong những hoàng đế nhà Thanh nổi tiếng lịch sử. Ông trị vì đất nước trong 60 năm và sống thọ 88 tuổi. Trong thời gian cai trị đất nước, hoàng đế Càn Long đã thực hiện nhiều chính sách, cải cách giúp nhà Thanh phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực.
Dù vậy, hoàng đế Càn Long khác với nhiều vị vua khác khi quyết định trọng dụng tham quan Hòa Thân vì mục đích chính trị. Hòa Thân là đại tham quan được ông hoàng này trọng dụng. Nhờ vậy, Hòa Thân thăng tiến nhanh trên quan trường.
Là người thông minh, có tài, giỏi xu nịnh và biết cách lấy lòng nhà vua, Hòa Thân ngày càng có địa vị cao trong triều. Nhờ đó, tham quan này thực hiện tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức... Không ít đại thần đứng ra vạch tội Hòa Thân nhưng tham quan này đều "thoát nạn" nhờ được hoàng đế Càn Long che chở.
Hoàng đế Càn Long giao hầu hết những công việc quan trọng trong triều chính cho dụng Hòa Thân. Ông hoàng này làm như vậy được cho là nhằm kiểm soát triều chính.
Lý do là Hòa Thân rất nghe lời vua Càn Long. Nhiều nhiệm vụ khó mà ông hoàng này giao cho Hòa Thân đều được tham quan này giải quyết ổn thỏa. Điều này cho thấy Hòa Thân cũng là một vị quan có tài.
Ngay cả khi thoái vị năm 80 tuổi và nhường ngôi cho con trai là Gia Khánh, vua Càn Long viết trong chiếu chỉ rằng: "Trẫm tuy đã thoái vị rồi, nhưng những việc quân cơ quan trọng của triều đình thì vẫn cần phải đến hỏi ý kiến của Trẫm".
Theo đó, sau khi đăng cơ, vua Gia Khánh chỉ có thể quyết định những việc nhỏ. Hòa Thân khi đó vẫn được Càn Long trọng dụng nên có địa vị cao trong triều, thậm chí có thế lực lớn khiến tân vương phải kiêng dè. Mọi việc lớn nhỏ trong triều được Hòa Thân bẩm báo với Càn Long. Trong trường hợp vua Gia Khánh muốn bãi chức đại thần lớn trong triều thì bắt buộc phải hỏi ý Càn Long.
Trong số những đại thần mà vua Gia Khánh muốn "loại bỏ" có Hòa Thân. Tuy nhiên, vì tham quan này được Càn Long che chở nên vua Gia Khánh không thể thực hiện. Thêm nữa, vua Gia Khánh nhiều lần muốn thực hiện các cải cách trong bộ máy chính quyền đều vấp phải sự chống đối lớn từ Hòa Thân và phe cánh.
Thậm chí, Hòa Thân nhiều lần ngang nghiên chống đối nhà vua nhưng đều bình an vô sự. Nhiều người cho rằng, Hòa Thân dám làm như vậy là vì làm theo mệnh lệnh của Càn Long. Dù đã thoái vị, nhường ngôi cho con trai nhưng thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay ông.
Do đó, chỉ sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh mới thực sự nắm trong tay mọi quyền lực của nhà vua. 10 ngày sau khi vua cha chết, vua Gia Khánh bắt giữ, luận tội Hòa Thân và tịch thu toàn bộ tài sản. Sau cùng, nhà vua cho Hòa Thân chết toàn thây bằng cách tự sát trong phủ. Ảnh trong bài mang tính minh họa.