Trong hàng nghìn hiện vật đã được phát hiện của nền văn hóa Đông Sơn, dao găm là một loại hình hiện vật đặc biệt, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. (Hình ảnh trong bài chụp tại BT Lịch sử quốc gia).Dao găm Đông Sơn được phát hiện với số lượng không nhiều, nhưng lại gây ấn tượng mạnh về kiểu dáng cực kỳ phong phú và độc đáo. Trong đó có nhiều loại dao không giống bất kỳ một loại vũ khí nào của các nền văn hóa khác.Nhìn chung, dao găm Đông Sơn được trang trí hoa văn đẹp mắt, tạo hình cầu kỳ. Nét đặc sắc của loại vũ khí đánh gần này được thể hiện ở tất cả các bộ phận, nhưng độc đáo nhất là phần chuôi.Loại chuôi đơn giản nhất là chuôi chữ T, với phần đáy chuôi loe ra nhiều hay ít. Kiểu chuôi này tương tự như chuôi dao, kiếm cổ của nhiều nền văn hóa khác trên thế giới.Chuôi hình củ hành là kiểu chuôi chỉ gặp ở văn hóa Đông Sơn. Những chiếc chuôi này phình ra như cái bầu ở phía đáy, bên trong rỗng, bên ngoài có các hàng lỗ thủng, cấu trúc tương tự một chiếc lồng.Kiểu chuôi này đòi hỏi một kỹ thuật chế tác rất cao, đặc biệt là trong điều kiện tất cả được thực hiện theo phương thức thủ công.Một kiểu chuôi đặc trưng khác của văn hóa Đông Sơn là chuôi mang hình người và động vật, trong đó gây chú ý hơn cả là chuôi có hình phụ nữ.Tạo hình chuôi dao này phản ánh tầm ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, nơi con cháu theo dòng dõi mẹ và người phụ nữ có quyền lực rất lớn trong cộng đồng.Lưỡi dao găm Đông Sơn có loại gần giống hình tam giác với hai cạnh bên thẳng mũi nhọn, hoặc loại hai cạnh bên cong vồng mũi tù và hai cạnh bên uốn lượn mũi nhọn.Trên nhiều con dao, phần lưỡi cũng được trang trí hoa văn mang đậm đà sắc thái dân tộc.Qua những con dao găm Đông Sơn đã được phát hiện, có thể khẳng định cư dân Việt cổ đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, nhất là trong kỹ thuật luyện kim và làm chủ kỹ thuật chế tác sản phẩm từ các vật liệu kim loại...
Trong hàng nghìn hiện vật đã được phát hiện của nền văn hóa Đông Sơn, dao găm là một loại hình hiện vật đặc biệt, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. (Hình ảnh trong bài chụp tại BT Lịch sử quốc gia).
Dao găm Đông Sơn được phát hiện với số lượng không nhiều, nhưng lại gây ấn tượng mạnh về kiểu dáng cực kỳ phong phú và độc đáo. Trong đó có nhiều loại dao không giống bất kỳ một loại vũ khí nào của các nền văn hóa khác.
Nhìn chung, dao găm Đông Sơn được trang trí hoa văn đẹp mắt, tạo hình cầu kỳ. Nét đặc sắc của loại vũ khí đánh gần này được thể hiện ở tất cả các bộ phận, nhưng độc đáo nhất là phần chuôi.
Loại chuôi đơn giản nhất là chuôi chữ T, với phần đáy chuôi loe ra nhiều hay ít. Kiểu chuôi này tương tự như chuôi dao, kiếm cổ của nhiều nền văn hóa khác trên thế giới.
Chuôi hình củ hành là kiểu chuôi chỉ gặp ở văn hóa Đông Sơn. Những chiếc chuôi này phình ra như cái bầu ở phía đáy, bên trong rỗng, bên ngoài có các hàng lỗ thủng, cấu trúc tương tự một chiếc lồng.
Kiểu chuôi này đòi hỏi một kỹ thuật chế tác rất cao, đặc biệt là trong điều kiện tất cả được thực hiện theo phương thức thủ công.
Một kiểu chuôi đặc trưng khác của văn hóa Đông Sơn là chuôi mang hình người và động vật, trong đó gây chú ý hơn cả là chuôi có hình phụ nữ.
Tạo hình chuôi dao này phản ánh tầm ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, nơi con cháu theo dòng dõi mẹ và người phụ nữ có quyền lực rất lớn trong cộng đồng.
Lưỡi dao găm Đông Sơn có loại gần giống hình tam giác với hai cạnh bên thẳng mũi nhọn, hoặc loại hai cạnh bên cong vồng mũi tù và hai cạnh bên uốn lượn mũi nhọn.
Trên nhiều con dao, phần lưỡi cũng được trang trí hoa văn mang đậm đà sắc thái dân tộc.
Qua những con dao găm Đông Sơn đã được phát hiện, có thể khẳng định cư dân Việt cổ đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, nhất là trong kỹ thuật luyện kim và làm chủ kỹ thuật chế tác sản phẩm từ các vật liệu kim loại...