Trống đồng là di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Người xưa làm thế nào để đúc được những chiếc trống đồng có kích lớn, hoa văn tinh xảo như vậy là một bí ẩn chưa có lời giải trong suốt nhiều thập niên. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam).Vào năm 1998, nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masanari đã phát hiện ra một mảnh khuôn đúc trống đồng đầu tiên tại di tích Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), nơi từng là trụ sở của quận Giao Chỉ thời Bắc thuộc, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, tôn giáo của Việt Nam trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên.Khi đó, sự kiện này đã gây tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu. Đến năm 2001, một mảnh khuôn đúc trống khác cũng được tìm thấy bởi Nishimura. Từ đó đến nay, Luy Lâu liên tục được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu khai quật.Đặc biệt, năm 2014 và 2015, các nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Đại học Đông Á (Nhật Bản) đã phát hiện gần nghìn mảnh khuôn đúc trống, gồm khuôn ngoài và khuôn trong ở các vị trí mặt, tang, lưng và chân trống.Chất liệu làm khuôn là đất sét trộn trấu, pha thêm một số sạn sỏi nhỏ, được nung ở nhiệt độ lên đến 900 độ C. Hoa văn được tạo bằng cách khắc trực tiếp lên khuôn (nét chìm) hoặc phương pháp in khuôn (nét nổi).Nhiều dấu vết kỹ thuật được để lại trên khuôn như vị trí mở đầu rót, vết ghép khuôn góc, khuôn quai... Dựa trên địa tầng và hiện vật đi kèm, niên đại của sưu tập khuôn đúc Luy Lâu được xác định trong khoảng thế kỷ 3-6.Bên cạnh khuôn đúc, nhiều hiện vật liên quan đến hoạt động đúc đồng như bát đậu, nồi rót đồng, móng nồi cơi, đáy lò, xỉ lò... cũng được tìm thấy ở Luy Lâu.Ngoài Luy Lâu, một số mảnh khuôn đúc trống đồng cũng được phát hiện tại di tích Mon Hong Hor ở Thái Lan vào năm 2010-2011. Dù vậy, di tích Luy Lâu là nơi duy nhất trên thế giới lưu giữ các mảnh khuôn trống đồng với số lượng lớn và được nghiên cứu đầy đủ.Phát hiện quan trọng ở Luy Lâu đã giải đáp những bí ẩn liên quan đến phương pháp và kỹ thuật đúc trống đồng của người Việt cổ, đồng thời là minh chứng cho sức sống lâu bền của văn hóa Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc.Năm 2022, trên cơ sở nghiên cứu thông tin khoa học thu được từ mảnh khuôn Luy Lâu, các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phác dựng lại hình dáng, hoa văn chiếc trống, khảo sát các làng nghề đúc đồng truyền thống và chọn làng Chè Đông (Thanh Hóa) để thực nghiệm đúc trống đồng Luy Lâu.Sau hơn một tháng thực hiện, trống được đúc ra đạt yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, độ âm vang... và đặt ra một số vấn đề cần hoàn thiện cho các lần đúc trống trong tương lai.Quá trình đúc thực nghiệm đã kiểm chứng các thông tin thu được từ bộ sưu tập mảnh khuôn trống, từ đó làm rõ nhiều mặt về kỹ thuật đúc trống của cư dân Đông Sơn và tính nối tiếp trong cộng đồng người Việt đang đúc trống hiện nay.
Trống đồng là di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Người xưa làm thế nào để đúc được những chiếc trống đồng có kích lớn, hoa văn tinh xảo như vậy là một bí ẩn chưa có lời giải trong suốt nhiều thập niên. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam).
Vào năm 1998, nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura Masanari đã phát hiện ra một mảnh khuôn đúc trống đồng đầu tiên tại di tích Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), nơi từng là trụ sở của quận Giao Chỉ thời Bắc thuộc, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, tôn giáo của Việt Nam trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên.
Khi đó, sự kiện này đã gây tiếng vang lớn trong giới nghiên cứu. Đến năm 2001, một mảnh khuôn đúc trống khác cũng được tìm thấy bởi Nishimura. Từ đó đến nay, Luy Lâu liên tục được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu khai quật.
Đặc biệt, năm 2014 và 2015, các nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Đại học Đông Á (Nhật Bản) đã phát hiện gần nghìn mảnh khuôn đúc trống, gồm khuôn ngoài và khuôn trong ở các vị trí mặt, tang, lưng và chân trống.
Chất liệu làm khuôn là đất sét trộn trấu, pha thêm một số sạn sỏi nhỏ, được nung ở nhiệt độ lên đến 900 độ C. Hoa văn được tạo bằng cách khắc trực tiếp lên khuôn (nét chìm) hoặc phương pháp in khuôn (nét nổi).
Nhiều dấu vết kỹ thuật được để lại trên khuôn như vị trí mở đầu rót, vết ghép khuôn góc, khuôn quai... Dựa trên địa tầng và hiện vật đi kèm, niên đại của sưu tập khuôn đúc Luy Lâu được xác định trong khoảng thế kỷ 3-6.
Bên cạnh khuôn đúc, nhiều hiện vật liên quan đến hoạt động đúc đồng như bát đậu, nồi rót đồng, móng nồi cơi, đáy lò, xỉ lò... cũng được tìm thấy ở Luy Lâu.
Ngoài Luy Lâu, một số mảnh khuôn đúc trống đồng cũng được phát hiện tại di tích Mon Hong Hor ở Thái Lan vào năm 2010-2011. Dù vậy, di tích Luy Lâu là nơi duy nhất trên thế giới lưu giữ các mảnh khuôn trống đồng với số lượng lớn và được nghiên cứu đầy đủ.
Phát hiện quan trọng ở Luy Lâu đã giải đáp những bí ẩn liên quan đến phương pháp và kỹ thuật đúc trống đồng của người Việt cổ, đồng thời là minh chứng cho sức sống lâu bền của văn hóa Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Năm 2022, trên cơ sở nghiên cứu thông tin khoa học thu được từ mảnh khuôn Luy Lâu, các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phác dựng lại hình dáng, hoa văn chiếc trống, khảo sát các làng nghề đúc đồng truyền thống và chọn làng Chè Đông (Thanh Hóa) để thực nghiệm đúc trống đồng Luy Lâu.
Sau hơn một tháng thực hiện, trống được đúc ra đạt yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, độ âm vang... và đặt ra một số vấn đề cần hoàn thiện cho các lần đúc trống trong tương lai.
Quá trình đúc thực nghiệm đã kiểm chứng các thông tin thu được từ bộ sưu tập mảnh khuôn trống, từ đó làm rõ nhiều mặt về kỹ thuật đúc trống của cư dân Đông Sơn và tính nối tiếp trong cộng đồng người Việt đang đúc trống hiện nay.