1. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tộc người Dayak sống trên đảo Boerneo, là hậu duệ của người Việt cổ ở Indonesia. Tộc người này nổi tiếng với tục săn đầu người giữa các bộ tộc.Với người Dayak, săn đầu người là cách để bảo vệ lãnh địa sinh sống và khẳng định sức mạnh của các chiến binh và bộ tộc. Vũ khí chính trong các cuộc săn đầu người là giáo và khiên. Những chiếc sọ người sẽ được cất giữ trong nhà và sử dụng trong nhiều nghi lễ khác nhau.Tục lấy đầu người của người Dayak kéo dài cho đến những năm 1970, đến bây giờ đã chấm dứt hoàn toàn.2. Sống ở đảo Sulawesi, người Toraja cũng được cho là một hậu duệ của người Việt cổ. Tộc người này được cả thế giới biết đến với phong tục ướp xác và trang điểm xác ướp của người quá cố.Theo đó, người Toraja dùng giấm chua và lá trà để giữ cho xác chết không bị phân hủy. Sau vụ thu hoạch tháng 8 hàng năm, họ sẽ khai quật mộ các thành viên gia đình và làm sạch phần mộ. Nghi lễ này bắt nguồn từ niềm tin của cộng đồng Toraja về mối liên kết vô hạn giữa sự sống và cái chết.Xác ướp được phơi nắng cho khô trước khi mặc quần áo mới. Người thân sẽ giao tiếp với các xác ướp như thể họ còn sống. Trước khi đặt xác ướp trở lại vào phần mộ cùng với nhiều món quà, họ cũng làm sạch phần mộ và thay quan tài cũ bằng quan tài mới được trang trí sặc sỡ.Các gia đình thường giữ xác ướp của những người thân mới qua đời trong nhà hàng tháng - đôi khi hàng năm - trong khi họ để tang người chết và tiết kiệm tiền cho nghi lễ chôn cất. Đôi khi họ sử dụng “Tongkonan” - ngôi nhà sàn hình thuyền làm nơi chứa xác người chết trước khi chôn cất...3. Người Minangkabau sống ở cao nguyên Minangkabau, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, được cho là có nguồn gốc từ người Việt cổ. Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ và đươc công nhận là cộng đồng mẫu hệ lớn nhất thế giới hiện tại.Trong cộng đồng Minangkabau, người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng Turun Cicik và Turun Nyi rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị trong lịch sử Việt Nam.Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.Những ngôi nhà Rumah Gadang được trang trí tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất. Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tộc người Dayak sống trên đảo Boerneo, là hậu duệ của người Việt cổ ở Indonesia. Tộc người này nổi tiếng với tục săn đầu người giữa các bộ tộc.
Với người Dayak, săn đầu người là cách để bảo vệ lãnh địa sinh sống và khẳng định sức mạnh của các chiến binh và bộ tộc. Vũ khí chính trong các cuộc săn đầu người là giáo và khiên. Những chiếc sọ người sẽ được cất giữ trong nhà và sử dụng trong nhiều nghi lễ khác nhau.
Tục lấy đầu người của người Dayak kéo dài cho đến những năm 1970, đến bây giờ đã chấm dứt hoàn toàn.
2. Sống ở đảo Sulawesi, người Toraja cũng được cho là một hậu duệ của người Việt cổ. Tộc người này được cả thế giới biết đến với phong tục ướp xác và trang điểm xác ướp của người quá cố.
Theo đó, người Toraja dùng giấm chua và lá trà để giữ cho xác chết không bị phân hủy. Sau vụ thu hoạch tháng 8 hàng năm, họ sẽ khai quật mộ các thành viên gia đình và làm sạch phần mộ. Nghi lễ này bắt nguồn từ niềm tin của cộng đồng Toraja về mối liên kết vô hạn giữa sự sống và cái chết.
Xác ướp được phơi nắng cho khô trước khi mặc quần áo mới. Người thân sẽ giao tiếp với các xác ướp như thể họ còn sống. Trước khi đặt xác ướp trở lại vào phần mộ cùng với nhiều món quà, họ cũng làm sạch phần mộ và thay quan tài cũ bằng quan tài mới được trang trí sặc sỡ.
Các gia đình thường giữ xác ướp của những người thân mới qua đời trong nhà hàng tháng - đôi khi hàng năm - trong khi họ để tang người chết và tiết kiệm tiền cho nghi lễ chôn cất. Đôi khi họ sử dụng “Tongkonan” - ngôi nhà sàn hình thuyền làm nơi chứa xác người chết trước khi chôn cất...
3. Người Minangkabau sống ở cao nguyên Minangkabau, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, được cho là có nguồn gốc từ người Việt cổ. Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ và đươc công nhận là cộng đồng mẫu hệ lớn nhất thế giới hiện tại.
Trong cộng đồng Minangkabau, người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng Turun Cicik và Turun Nyi rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị trong lịch sử Việt Nam.
Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.
Những ngôi nhà Rumah Gadang được trang trí tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.