Vào ngày 13/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố danh sách đề xuất gồm 26 nhà khoa học tham gia Nhóm Cố vấn về Nguồn gốc các mầm bệnh mới (SAGO). Nhóm này được chọn từ hơn 700 ứng viên ở 26 quốc gia và danh sách cuối cùng sẽ được công bố sau tuần tham vấn cộng đồng. Danh sách này được chọn từ 700 ứng viên đến từ nhiều quốc gia thông qua một quy trình rà soát, tuyển chọn cẩn thận.
Trong số 26 nhà khoa học được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất tham gia nhóm điều tra có một chuyên gia đến từ Việt Nam là Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Hiểu nguồn gốc của các mầm bệnh mới là điều cần thiết để ngăn ngừa các đợt bùng phát có thể làm xuất hiện dịch bệnh và đại dịch trong tương lai. Công việc này đòi hỏi nhiều chuyên môn. Chúng tôi rất hài lòng với tầm cỡ của các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới được lựa chọn cho nhóm cố vấn khoa học".
Theo đề xuất của WHO, tiến sỹ Phillip Alviola thuộc Viện Khoa học Sinh học (Đại học Philippines), người đã nghiên cứu virus từ loài dơi trong hơn một thập kỷ, sẽ trở thành trưởng nhóm thợ săn virus.
|
Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng. Ảnh: Reuters. |
Trước khi công bố danh sách 26 nhà khoa học được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất tham gia nhóm điều tra nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và các mầm bệnh mới có nguy cơ chuyển biến thành đại dịch, Tiến sĩ
Nguyễn Việt Hùng được nhiều người biết đến khi tham gia trong nhóm chuyên gia của tổ chức này đến Vũ Hán, Trung Quốc để tìm hiểu nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 vào đầu năm 2021.
Vào ngày 13/1, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng - thành viên nhóm chuyên gia WHO được cử tới TP Vũ Hán trả lời phỏng vấn của Reuters khi dừng chân ở Singapore rằng: "Tôi không muốn gặp phải bất kỳ hạn chế nào khi làm việc tại Trung Quốc. Nhưng chúng tôi có thể sẽ không tìm được câu trả lời rõ ràng về nguồn gốc của đại dịch COVID-19".
Theo Tiến sĩ Hùng, sau khi hoàn tất quy trình cách ly 2 tuần, nhóm của ông sẽ dành 2 tuần để phỏng vấn những người đến từ các viện nghiên cứu, bệnh viện và chợ thủy hải sản ở thành phố Vũ Hán, nơi virus SARS-CoV-2 được cho là xuất hiện và lây lan ra toàn thế giới.
Vào thời điểm trên, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng là đại diện khu vực Đông Á và Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI, trụ sở tại Nairobi, Kenya). Các nghiên cứu hiện tại của Tiến sĩ Hùng tập trung vào mối liên hệ giữa y tế và nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm, sử dụng đánh giá rủi ro để quản lý an toàn thực phẩm.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng là lãnh đạo hàng đầu về an toàn thực phẩm trong chương trình nghiên cứu về nông nghiệp, dinh dưỡng và sức khoẻ (A4NH) của Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR) và là Chủ tịch nhóm làm việc Thống nhất một cách tiếp cận y tế trong phản ứng với COVID-19 thuộc Trung tâm nghiên cứu về Covid-19 của CGIAR.
Trước khi làm việc tại ILRI, Tiến sĩ Hùng từng là người đồng sáng lập Trung tâm Y tế Cộng đồng và Nghiên cứu Hệ sinh thái (CENPHER) tại Đại học Y tế Cộng đồng của Hà Nội. Đây là nơi ông thực hiện rất nhiều công việc nghiên cứu trong khu vực về nông nghiệp, môi trường và sức khỏe.
Ông Hùng cũng có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào), Tây Phi (Bờ Biển Ngà) và gần đây là Đông Phi. Ông có bằng cử nhân sinh học ở Việt Nam và bằng tiến sĩ khoa học đời sống - môi trường ở Pháp.
Mời độc giả xem video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19. Nguồn: THDT.