Không muốn thế hệ mai sau đánh mất đi truyền thống quý báu này, người xưa đã truyền miệng câu nói nổi tiếng muôn đời: “Khi cha mẹ còn sống, cuộc sống có cội nguồn…”. Có lẽ nhiều người đã quen với câu này, nhưng vế sau thì có thể nhiều người chưa biết, đây là tinh hoa sẽ còn vang vọng đến thế hệ mai sau.
Cha mẹ là những người thầy trong cuộc đời chúng ta, là người nâng niu, dìu dắt, dạy bảo từ khi chúng ta chào đời. Cha mẹ đã tạo ra một môi trường sống tốt cho chúng ta, từ đó hình thành nhân cách hoàn chỉnh của chúng ta. Như câu nói, con người là sản phẩm của môi trường, cha mẹ tạo nên gia đình như thế nào, bầu không khí ra sao sẽ có tác động rất lớn đến tính cách và cuộc đời sau này.
Để báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, người xưa rất đề cao và chú trọng đến đạo hiếu.
“Khi cha mẹ còn sống, cuộc sống có cội nguồn”, câu này có nghĩa là nếu cha mẹ còn sống, cho dù chúng ta ở đâu, cũng sẽ có người nghĩ đến bạn, là nơi cho dù cuộc sống có khó khăn vất vả bao nhiêu bạn vẫn có thể trở về trong vòng tay yêu thương vô bờ của cha mẹ.
Nó cũng nói lên rằng dù chúng ta còn trẻ và đầy triển vọng, thành công hay thất bại thì vẫn luôn có những người mà quan tâm đến chúng ta. Bất kể chúng ta đến nơi nào, có địa vị như thế nào, chúng ta đều có một mái nhà đón chúng ta trở về, đó là cội nguồn.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ không còn nữa thì cái gọi là nhà có thể không còn nữa và rất hiếm khi chúng ta quay trở lại. Câu nói này cũng nhắc nhở tất cả chúng ta rằng hãy phụng dưỡng cha mẹ khi còn có thể, vì thời gian không chờ đợi một ai cả, đừng để lại điều gì khiến chúng ta phải hối tiếc.
Câu sau là “cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về”. Bố mẹ cũng giống như công viên giải trí trong lòng mỗi chúng ta, chỉ cần họ vẫn còn đó thì chúng ta có ta có thể buông lỏng bản thân để trở về làm một đứa trẻ. Sau khi họ không còn, chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ được ngây ngô vô điều kiện nữa.
Nói cách khác, khi cha mẹ còn ở đó, bất kể chúng ta làm gì, sẽ có người giúp chúng ta thu dọn mớ hỗn độn, nhưng khi cha mẹ không ở đó, chúng ta sẽ mất đi chỗ dựa vững chãi nhất.
Trí tuệ của người xưa không nên xem thường, nó không chỉ dạy chúng ta những lẽ sống mà còn khiến chúng ta nhận thức được đạo lý và lòng biết ơn, sự hiếu thuận với cha mẹ. Hiếu là gốc của đức, đức là gốc của tài, nếu không có hiếu thì làm sao có phúc? Chúng ta phải báo hiếu càng sớm càng tốt khi chúng ta còn thời gian!