Càn Long cho phép lựa chọn phần thưởng, 2 tướng tài đều hoảng sợ

Google News

Với cách xin ban thưởng khác nhau, hai vị tướng quân dưới thời Càn Long đã phải chịu hai kết cục khó ai có thể ngờ đến.

Hai vị tướng lập công lớn

Trong suốt các thời đại phong kiến, rất nhiều vị tướng kiệt xuất đã chinh chiến nơi trận mạc để bảo vệ đất nước. Nhưng rồi người ta nhận ra, trong số những vị tướng đó, không phải ai cũng có một kết cục viên mãn.

Bài thơ "Kỷ Hợi Tuế" có câu, đại ý là: "Đừng nhắc đến chuyện phong hầu, vì một khi có tướng quân được phong hầu thì hàng nghìn vạn sinh mạng đã ngã xuống."

Đối với các tướng lĩnh thời xưa, sau khi lập được chiến công, họ thường trở thành đối tượng kiêng dè của hoàng đế. Vì trong quá trình phát triển xã hội phong kiến, hoàng đế nắm trong tay quyền lực điều hành đất nước và đương nhiên họ sẽ có tâm lý đề phòng nhất định khi đối mặt với đại thần. Suy cho cùng, ai cũng có khao khát quyền lực, nếu không có sự đề phòng nhất định trước cận thần, hoàng đế có thể bị đe dọa và không cách nào củng cố được sự thống trị của mình.

Trong quá trình phát triển dưới thời kỳ cổ đại, câu nói "ở cạnh vua như ở cạnh hổ" như một chân lý bất diệt, đa phần các đại thần đều vô cùng thận trọng trong quá trình giao tiếp với hoàng đế.

Can Long cho phep lua chon phan thuong, 2 tuong tai deu hoang so

Vua Càn Long vô cùng đa nghi, không muốn bất cứ tướng sĩ nào nắm binh quyền trong tay (ảnh cắt từ phim trên màn ảnh nhỏ).

Vào thời nhà Thanh, Càn Long từng có hai vị tướng kiệt xuất, khi Càn Long hỏi họ muốn được ban thưởng gì, một vị tướng nói rằng ông ta muốn có thêm tướng sĩ, trong khi vị tướng kia lại muốn có mỹ nhân. Cuối cùng, kết cục của hai người này rất khác nhau và câu chuyện của họ cũng khiến chúng ta nhận ra nhiều điều. Rốt cuộc hai vị tướng này là ai? Kết cục cuối cùng của họ khác nhau như thế nào?.

Theo đó, để giải quyết một cuộc nổi loạn ở khu vực phía Tây Nam, Càn Long đã tìm kiếm các tướng lĩnh phù hợp ở trong triều để ra trận chinh chiến. Lúc này, trình độ phát triển quân sự tương đối cao, các vị tướng quân cũng biểu hiện vô cùng xuất sắc. Trong đó, Ô Nhĩ Đăng cùng với Hải Lan Sát là hai người nổi bật hơn cả.

Sau khi phân tích xuất thân của hai vị tướng quân này, có thể thấy rằng Ô Nhĩ Đăng xuất thân từ một gia đình quý tộc và được giáo dục rất nghiêm khắc từ nhỏ. Dựa trên địa vị của cha chú mình trên quan trường, Ô Nhĩ Đăng không tham gia quân đội ở doanh trại mà được trực tiếp trở thành cận vệ riêng và có cơ hội duy trì quan hệ mật thiết với hoàng đế.

Trong quá trình tiếp xúc hàng ngày, Càn Long tin rằng Ô Nhĩ Đăng có tài cầm quân rất tốt nên đã cử ông vào doanh trại để góp phần phát triển quân đội cho đất nước.

So với Ô Nhĩ Đăng, xuất thân của Hải Lan Sát không được tốt lắm. Lớn lên trong một gia đình bình thường, Hải Lan Sát đã chọn tham gia vào con đường quân đội. Mặc dù khi mới bắt đầu, Hải Lan Sát chỉ là một binh lính bình thường trong doanh trại, nhưng với sự thể hiện xuất sắc của mình, chỉ trong một thời gian ngắn, Hải Lan Sát đã thành công nổi bật và trở thành người đáng tin cậy trong mắt Càn Long.

Trong quá trình dẹp loạn Kim Xuyên, mặc dù Hải Lan Sát và Ô Nhĩ Đăng thể hiện rất tốt nhưng điều kiện chiến đấu ban đầu không suôn sẻ, nhiều tướng chủ lực đã hi sinh trên chiến trường khiến nhuệ khí quân đội giảm mạnh.

Trong tình huống nguy cấp đó, Hải Lan Sát và Ô Nhĩ Đăng không hề nản lòng mà ngược lại còn đập tan bầu không khí đó, tìm cách lấy lại tinh thần cho binh lính. Với sự hợp tác ngầm của cả hai, quân Thanh đã dập tắt cuộc nổi loạn và bắt giữ thành công thủ lĩnh của Kim Xuyên.

Phần thưởng dẫn đến hai kết cục khác biệt

Sau trận chiến lập đại công, vua Càn Long vui mừng khôn xiết, ban cho 2 tướng lĩnh đủ thứ như ruộng đất, dinh thự, tước vị… Trong tiệc rượu ngày hôm đó, vua Càn Long 2 hai người còn muốn gì nữa không?.

Trước tình huống đó, Ô Nhĩ Đăng trực tiếp bày tỏ hy vọng có thêm binh tướng để tiếp tục phụng sự triều đình, bảo vệ nhà Thanh và dẹp loạn bình định nước nhà. Hơn nữa, khi đánh đông dẹp bắc, nhiều binh tướng của Ô Nhĩ Đăng đã tử trận ngoài sa trường, với tư cách là một vị đại tướng quân thì việc Ô Nhĩ Đăng đưa ra yêu cầu như vậy là lẽ đương nhiên.

Can Long cho phep lua chon phan thuong, 2 tuong tai deu hoang so-Hinh-2

Hải Lan Sát chỉ xin Càn Long ban thưởng mỹ nhân nên đảm bảo được mạng sống.

Tuy nhiên đối với một vị Hoàng đế như Càn Long thì đôi khi lại khác. Sau khi nghe Ô Nhĩ Đăng nói, ông cho rằng động thái của vị tướng quân này là đang muốn có thêm địa vị và quyền lực, vẻ mặt Càn Long trở nên nghiêm nghị. Rất nhiều vị đại thần có mặt lúc đó đều nhận thấy những thay đổi trên sắc mặt của Càn Long và cảm thấy lo sợ cho Ô Nhĩ Đăng.

Đến khi Càn Long hỏi Hải Lan Sát muốn được nhận phần thưởng gì, vị tướng quân này nói rằng ông thích mỹ nữ và hy vọng Càn Long sẽ ban thưởng cho mình vài mỹ nhân để làm thê thiếp. Nghe lời thỉnh cầu của Hải Lan Sát, Càn Long vô cùng hài lòng và lập tức đáp ứng yêu cầu này của vị tướng quân.

Nhìn bề ngoài, hành vi ham muốn sắc đẹp của Hải Lan Sát đang thể hiện ra rằng ông ta không quá tham vọng. Là một vị tướng xuất sắc, ông ta nên dồn toàn lực cho chiến trường, nhưng đối với Càn Long, nếu người cầm quân có quá nhiều quyền lực, nó sẽ đe dọa sự cai trị của ông, điều đó khiến Càn Long không thể yên tâm.

Vì lý do này mà vị trí của Ô Nhĩ Đăng trong lòng Càn Long giảm mạnh. Sau một lần bại trận, Ô Nhĩ Đăng đã bị Càn Long xử tử, còn Hải Lan Sát vẫn luôn có một vị trí nổi bật.

Về mặt logic, cả hai câu trả lời này đều đúng, nhưng không may đối tượng mà họ phải đối mặt là Hoàng đế, và sự khôn khéo của Hoàng đế là kiểm soát quyền lực.

Đối với Hoàng đế, điều ông ta cần là một thần dân trung thành có thể hoàn toàn kiểm soát mọi quyền lực, chứ không phải một vị tướng tham vọng nắm binh quyền, sẽ là mối đe dọa lớn đến địa vị của ông ta. Xuất thân quý tộc của Ô Nhĩ Đăng càng khiến Càn Long cảnh giác, với xuất thân và binh quyền trong tay, điều này chỉ khiến Hoàng đế Càn Long khó ngủ ngon hơn mà thôi.

Theo Nguyễn Phượng/Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)