Vua Càn Long (1711 - 1799) là một trong những hoàng đế có thời gian tại vị lâu nhất và sống thọ nhất. Vị hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh cai trị đất nước trong 60 năm. Trong thời gian tại vị, ông đã chứng tỏ là một nhà cai trị xuất chúng, đưa nhà Thanh bước vào thời kỳ hưng thịnh.Không những vậy, hoàng đế Càn Long còn nổi tiếng là vị vua phong lưu. Hậu cung của ông có hàng trăm, hàng ngàn phi tần mỹ nữ. Những mỹ nhân hầu hạ ông đa số được tuyển chọn thông qua các cuộc tuyển tú. Một số mỹ nhân được ông thu nạp trong các chuyến tuần du.Khi tìm hiểu về các phi tần trong hậu cung của hoàng đế Càn Long, nhiều người bất ngờ về người vợ cuối cùng của ông hoàng này. Theo các sử liệu, vào năm 88 tuổi, vua Càn Long nạp Tấn phi (khi ấy 13 tuổi) vào hậu cung của mình.Tấn phi là món quà của con trai Càn Long là Gia Khánh tặng cho cha. Khi thấy cha bị bệnh nằm liệt giường, buồn bã, vua Gia Khánh liền nghĩ ra ý tưởng tìm người hầu hạ vua cha.Vào năm thứ 3 sau khi lên ngôi, trong một cuộc tuyển tú, vua Gia Khánh nhìn trúng cháu gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu - người phụ nữ từng được Càn Long - vô cùng yêu thương sủng ái.Vua Gia Khánh cho rằng, tiểu mỹ nhân này sẽ có thể khiến vua cha Càn Long (khi ấy là Thái thượng hoàng) vui vẻ trở lại. Vì vậy, Gia Khánh quyết định dâng tặng cô bé 13 tuổi làm phi tần của vua cha dù biết khoảng cách tuổi tác giữa 2 người rất lớn (75 tuổi).Do vào cung khi mới 13 tuổi nên Tấn phi trẻ trung, hoạt bát, đáng yêu đã giúp tâm trạng của Càn Long tốt lên, bệnh tình có chuyển biến tốt.Vì ở "tuổi gần đất xa trời" nên Càn Long dù thích Tấn phi đến mấy thì ông hoàng này cũng lực bất tòng tâm, không thể đem lại hạnh phúc cho phi tần cuối cùng này.Không lâu sau khi Tấn phi trở thành mỹ nhân hầu hạ bên cạnh, Càn Long băng hà. Cái chết của ông hoàng này khiến cuộc đời vị phi tần này chưa kịp tỏa sáng thì đã vụt tắt. Nàng sống trong cung điện xa hoa lộng lẫy nhưng phải chịu đựng sự cô đơn, lạnh lẽo, chẳng có mụn con nào để nương tựa.Năm 1822, Tấn phi qua đời khi chưa đến 40 tuổi. Thi hài của bà được an táng trong Thanh Dụ lăng - nơi chôn cất vua Càn Long cùng một số phi tần.Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long.
Vua Càn Long (1711 - 1799) là một trong những hoàng đế có thời gian tại vị lâu nhất và sống thọ nhất. Vị hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh cai trị đất nước trong 60 năm. Trong thời gian tại vị, ông đã chứng tỏ là một nhà cai trị xuất chúng, đưa nhà Thanh bước vào thời kỳ hưng thịnh.
Không những vậy, hoàng đế Càn Long còn nổi tiếng là vị vua phong lưu. Hậu cung của ông có hàng trăm, hàng ngàn phi tần mỹ nữ. Những mỹ nhân hầu hạ ông đa số được tuyển chọn thông qua các cuộc tuyển tú. Một số mỹ nhân được ông thu nạp trong các chuyến tuần du.
Khi tìm hiểu về các phi tần trong hậu cung của hoàng đế Càn Long, nhiều người bất ngờ về người vợ cuối cùng của ông hoàng này. Theo các sử liệu, vào năm 88 tuổi, vua Càn Long nạp Tấn phi (khi ấy 13 tuổi) vào hậu cung của mình.
Tấn phi là món quà của con trai Càn Long là Gia Khánh tặng cho cha. Khi thấy cha bị bệnh nằm liệt giường, buồn bã, vua Gia Khánh liền nghĩ ra ý tưởng tìm người hầu hạ vua cha.
Vào năm thứ 3 sau khi lên ngôi, trong một cuộc tuyển tú, vua Gia Khánh nhìn trúng cháu gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu - người phụ nữ từng được Càn Long - vô cùng yêu thương sủng ái.
Vua Gia Khánh cho rằng, tiểu mỹ nhân này sẽ có thể khiến vua cha Càn Long (khi ấy là Thái thượng hoàng) vui vẻ trở lại. Vì vậy, Gia Khánh quyết định dâng tặng cô bé 13 tuổi làm phi tần của vua cha dù biết khoảng cách tuổi tác giữa 2 người rất lớn (75 tuổi).
Do vào cung khi mới 13 tuổi nên Tấn phi trẻ trung, hoạt bát, đáng yêu đã giúp tâm trạng của Càn Long tốt lên, bệnh tình có chuyển biến tốt.
Vì ở "tuổi gần đất xa trời" nên Càn Long dù thích Tấn phi đến mấy thì ông hoàng này cũng lực bất tòng tâm, không thể đem lại hạnh phúc cho phi tần cuối cùng này.
Không lâu sau khi Tấn phi trở thành mỹ nhân hầu hạ bên cạnh, Càn Long băng hà. Cái chết của ông hoàng này khiến cuộc đời vị phi tần này chưa kịp tỏa sáng thì đã vụt tắt. Nàng sống trong cung điện xa hoa lộng lẫy nhưng phải chịu đựng sự cô đơn, lạnh lẽo, chẳng có mụn con nào để nương tựa.
Năm 1822, Tấn phi qua đời khi chưa đến 40 tuổi. Thi hài của bà được an táng trong Thanh Dụ lăng - nơi chôn cất vua Càn Long cùng một số phi tần.
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long.