Ngày vía Thần Tài là một ngày quan trọng đối với những người làm kinh doanh. Tùy thuộc vào điều kiện mà mỗi người có cách chuẩn bị mâm cỗ cũng Thần Tài khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là 4 đại kỵ cần phải biết rõ, tuyệt đối không phạm phải trong ngày cúng vía.
Để bàn thờ Thần tài bụi bẩn
Bàn thờ Thần tài phải luôn giữ sạch sẽ, khô thoáng để bày tỏ tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Vì thế nên giữ vệ sinh sạch sẽ, cần có một chiếc khăn sạch để vệ sinh riêng, tránh dùng khăn, giẻ ô tạp.
Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời khoảng 15 phút. Sau đó, mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương khấn vái.
Không nên ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng; không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.
Việc thể hiện tấm lòng thành kính trong khấn vái cũng vô cùng quan trọng.
Khi làm lễ cúng Thần Tài nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, đúng mực, không mặc đồ rách, hở hang, thể hiện tấm lòng thành kính. Đồng thời, tuyệt đối kiêng kỵ việc nói tục chửi bậy trước, trong và sau khi hành lễ.
Không đặt bàn thờ ở nơi ô uế
Bàn thờ Thần tài phải được đặt chỗ linh thiêng, chớ nên để gần nhà tắm, hay gần thùng rác. Theo các chuyên gia phong thủy, hướng tốt nhất để đặt tượng Thần tài trong năm nay là hướng Đông Nam của phòng khách, đối diện với hướng Tây Bắc. Khu vực lý tưởng nhất là ngoài cửa chính hoặc ở ban công. Cũng không nên đặt bàn thờ Thần tài ngay lối đi vì làm mất đi sự thanh tịnh.
|
Ảnh minh họa |
Bỏ qua nghi lễ sau khi tiếp nhận Thần tài
Một số người không hiểu cặn kẽ nghi lễ cúng Thần tài, nghi lễ tiếp nhận Thần tài cho năm mới thường bị bỏ qua.
Cụ thể, sau khi tiếp nhận Thần tài thông thường gia chủ sẽ đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình.
Một số lưu ý khi cúng Thần tài
Sắm lễ để cúng vía thần Tài mọi người thường mua: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chén rượu.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, người làm kinh doanh thờ thần Tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân "thổ địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần Tài.
Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.
(Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc)