1. Trống đồng Ngọc Lũ được các nhà nghiên cứu đánh giá là chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp nhất, một biểu tượng văn hóa bất hủ của Việt Nam. Cổ vật này có từ khoảng 2.500 năm trước, được phát hiện vào khoảng năm 1893–1894 ở làng Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam.2. Trong các trống đồng Đông Sơn đang được lưu giữ ở Việt Nam, trống đồng Hoàng Hạ được coi là chiếc trống “Á hậu”, với vẻ đẹp chỉ đứng sau trống đồng Ngọc Lũ. Hiện vật được phát hiện tại thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) năm 1937.3. Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1961. Không chỉ là hiện vật tiêu biểu cho nền mỹ thuật Đông Sơn, chiếc thạp này còn là minh chứng sinh động cho tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ.4. Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là ngôi mộ cổ nhất và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Các đồ tùy táng tìm thấy trong mộ rất phong phú, đưa đến hình dung trực quan, sinh động nhất về đời sống của người Việt cổ thời Đông Sơn.5. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn là hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, niên đại 2500 - 2000 năm trước, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn đầu thế kỷ 20. Mặc dù nhỏ, nhưng bức tượng lại được coi là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng của người Việt cổ.6. Đèn đồng hình người quỳ là một cổ vật Hậu Đông Sơn, niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước, được tìm thấy tại một khu mộ cổ ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Bảo vật này thể hiện kỹ thuật đúc đồng khéo léo và gu thẩm mỹ tinh tế của người Việt 2 thiên niên kỷ trước.7. “Môn Hạ Sảnh ấn” là chiếc ấn cổ bằng đồng được phát hiện vào năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là chiếc ấn hiếm hoi có nội dung rõ ràng, niên đại cụ thể liên quan đến lịch sử hành chính trung ương thời Trần.8. Chuông Vân Bản là một quả chuông cổ được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Được đúc trong thời Trần, đây là một trong ba quả chuông lâu đời nhất Việt Nam còn tồn tại cho tới nay.9. Thống gốm hoa nâu thời Trần có niên đại từ thế kỷ 13, 14, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần ở thành phố Nam Định vào năm 1972. Các nhà nghiên cứu coi đây là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những đồ gốm hoa nâu thời Trần đã được phát hiện.10. Bia Võ Cạnh có từ thế kỷ 2 – 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của Vương quốc Champa. Bia vốn được dựng gần một tháp bằng gạch tại làng Võ Cạnh, huyện Vĩnh Trung, Diên Khánh, Khánh Hòa. Nội dung khắc trên bia cung cấp nhiều thông tin giá trị về lịch sử hình thành vương quốc Champa.11. Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là hiện vật có được từ cuộc khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm. Bình có niên đại từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), được sản xuất tại làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), được coi là sản phẩm tiêu biểu cho đồ gốm xuất khẩu của Việt Nam thời Trung đại.12. Cây hương đá chùa Tứ Kỳ có từ thời Lê Trung Hưng, được tìm thấy vào năm 1959 trên một gò đất nhỏ thuộc khuôn viên chùa Tứ Kỳ, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là cây hương đá có kích thước to lớn, chạm khắc tinh xảo bậc nhất trong các hiện vật cùng loại ở Việt Nam.13. Bia điện Nam Giao là dấu tích duy nhất còn lại của đàn tế trời Kinh thành Thăng Long xưa. Tấm bia đá cổ này được dựng năm 1679, thời vua Lê Hy Tông. Hiện vật được trang trí hoa văn rất tinh xảo, thể hiện các đề tài đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng.14. Trống đồng Cảnh Thịnh được đúc năm 1800 dưới triều vua Cảnh Thịnh, là một hiện vật lịch sử đặc biệt của triều đại Tây Sơn. Trống từng được đặt tại chùa Nành (Gia Lâm, Hà Nội) trước khi đưa về lưu trữ và trưng bày ở bảo tàng.15. Ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà Nguyễn. Ấn làm bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm 1709. Đến thời vua Gia Long (1802 – 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Trống đồng Ngọc Lũ được các nhà nghiên cứu đánh giá là chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp nhất, một biểu tượng văn hóa bất hủ của Việt Nam. Cổ vật này có từ khoảng 2.500 năm trước, được phát hiện vào khoảng năm 1893–1894 ở làng Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam.
2. Trong các trống đồng Đông Sơn đang được lưu giữ ở Việt Nam, trống đồng Hoàng Hạ được coi là chiếc trống “Á hậu”, với vẻ đẹp chỉ đứng sau trống đồng Ngọc Lũ. Hiện vật được phát hiện tại thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) năm 1937.
3. Thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 1961. Không chỉ là hiện vật tiêu biểu cho nền mỹ thuật Đông Sơn, chiếc thạp này còn là minh chứng sinh động cho tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ.
4. Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là ngôi mộ cổ nhất và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Các đồ tùy táng tìm thấy trong mộ rất phong phú, đưa đến hình dung trực quan, sinh động nhất về đời sống của người Việt cổ thời Đông Sơn.
5. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn là hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, niên đại 2500 - 2000 năm trước, được các nhà khảo cổ Pháp tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn đầu thế kỷ 20. Mặc dù nhỏ, nhưng bức tượng lại được coi là tuyệt tác về nghệ thuật đúc đồng của người Việt cổ.
6. Đèn đồng hình người quỳ là một cổ vật Hậu Đông Sơn, niên đại khoảng 1.700-2.000 năm trước, được tìm thấy tại một khu mộ cổ ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Bảo vật này thể hiện kỹ thuật đúc đồng khéo léo và gu thẩm mỹ tinh tế của người Việt 2 thiên niên kỷ trước.
7. “Môn Hạ Sảnh ấn” là chiếc ấn cổ bằng đồng được phát hiện vào năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là chiếc ấn hiếm hoi có nội dung rõ ràng, niên đại cụ thể liên quan đến lịch sử hành chính trung ương thời Trần.
8. Chuông Vân Bản là một quả chuông cổ được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Được đúc trong thời Trần, đây là một trong ba quả chuông lâu đời nhất Việt Nam còn tồn tại cho tới nay.
9. Thống gốm hoa nâu thời Trần có niên đại từ thế kỷ 13, 14, được phát hiện khi đào giếng tại khu đền Trần ở thành phố Nam Định vào năm 1972. Các nhà nghiên cứu coi đây là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn hảo nhất trong những đồ gốm hoa nâu thời Trần đã được phát hiện.
10. Bia Võ Cạnh có từ thế kỷ 2 – 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của Vương quốc Champa. Bia vốn được dựng gần một tháp bằng gạch tại làng Võ Cạnh, huyện Vĩnh Trung, Diên Khánh, Khánh Hòa. Nội dung khắc trên bia cung cấp nhiều thông tin giá trị về lịch sử hình thành vương quốc Champa.
11. Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là hiện vật có được từ cuộc khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm. Bình có niên đại từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), được sản xuất tại làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), được coi là sản phẩm tiêu biểu cho đồ gốm xuất khẩu của Việt Nam thời Trung đại.
12. Cây hương đá chùa Tứ Kỳ có từ thời Lê Trung Hưng, được tìm thấy vào năm 1959 trên một gò đất nhỏ thuộc khuôn viên chùa Tứ Kỳ, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là cây hương đá có kích thước to lớn, chạm khắc tinh xảo bậc nhất trong các hiện vật cùng loại ở Việt Nam.
13. Bia điện Nam Giao là dấu tích duy nhất còn lại của đàn tế trời Kinh thành Thăng Long xưa. Tấm bia đá cổ này được dựng năm 1679, thời vua Lê Hy Tông. Hiện vật được trang trí hoa văn rất tinh xảo, thể hiện các đề tài đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng.
14. Trống đồng Cảnh Thịnh được đúc năm 1800 dưới triều vua Cảnh Thịnh, là một hiện vật lịch sử đặc biệt của triều đại Tây Sơn. Trống từng được đặt tại chùa Nành (Gia Lâm, Hà Nội) trước khi đưa về lưu trữ và trưng bày ở bảo tàng.
15. Ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà Nguyễn. Ấn làm bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm 1709. Đến thời vua Gia Long (1802 – 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.