1. Được phát hiện vào khoảng năm 1893 - 1894 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Bảo vật quốc gia trống đồng Ngọc Lũ I (lưu giữ và trưng bày tại (BT Lịch sử Quốc gia) được đánh giá là chiếc trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn từng được tìm thấy từ trước đến nay.Bất kỳ người Việt Nam nào cũng biết đến trống đồng Ngọc Lũ I vì hình ảnh hoa văn trên bề mặt của chiếc trống đồng này xuất hiện phổ biến trên các phương tiện truyền thông, ấn phẩm văn hóa suốt nhiều thập niên qua.Các nhà nghiên cứu xác định Trống đồng Ngọc Lũ I có niên đại 2.500 năm trước, được xếp vào loại H1 - Heger, là loại trống đồng "cổ nhất, cơ bản nhất". Trống còn khá nguyên vẹn, có hình dáng cân đối, đường kính 79 cm, cao 63 cm.Nét đặc sắc nhất của trống đồng này là hệ thống hoa văn hết sức phong phú, được chia làm hai loại là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật. Có thể nói đây là một kiệt tác được sáng tạo trong thời kỳ cực thịnh của văn hóa Đông Sơn.2. Được lưu giữ tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), Bảo vật quốc gia - tượng Phật giáo thời Tây Sơn, hay 18 vị La Hán chùa Tây Phương theo cách gọi dân gian, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.Rất nhiều người Việt biết đến 18 vị La Hán chùa Tây Phương qua bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ đã được đưa vào sách giáo khoa, mở đầu bằng câu "Các vị La Hán chùa Tây Phương/ Tôi đến thăm về lòng vấn vương...".Trái với sự tĩnh tại thường thấy ở tượng Phật giáo Việt Nam, tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương mang dáng vẻ cực kỳ sinh động, không bức tượng nào giống bức tượng nào. Ẩn sau từng đường nét của tượng là các thông điệp giàu ý nghĩa về lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết lý...Ngày nay, 18 vị La Hán chùa Tây Phương vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn như khi được tạo tác vào thời Tây Sơn. Một bản sao của bộ tượng này được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội.3. Trong các hiện vật lịch sử đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam, có hai chiếc xe tăng. Đó là xe tăng T59 số hiệu 390 (Bảo tàng Binh chủng Tăng thiết giáp) và xe tăng T-54 số hiệu 843 (Bảo tàng Lịch sử Quân sự).Thuộc Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 203, Quân đoàn 2, xe tăng số hiệu 390 và 843 là biểu tượng lịch sử về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hai chiếc xe tăng này được cả thế giới biết đến trong bức ảnh những chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn ngày 30/4/1975.Ngược dòng thời gian, vào 11h ngày 30/4/1975, xe 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập. Bị chết máy, đồng chí Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, nhảy ra khỏi xe và mang lá cờ đỏ sao vàng vào cắm trên nóc Dinh Độc Lập.Đi sau xe tăng 843, xe tăng 390 đã húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của chính quyền Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Được phát hiện vào khoảng năm 1893 - 1894 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Bảo vật quốc gia trống đồng Ngọc Lũ I (lưu giữ và trưng bày tại (BT Lịch sử Quốc gia) được đánh giá là chiếc trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn từng được tìm thấy từ trước đến nay.
Bất kỳ người Việt Nam nào cũng biết đến trống đồng Ngọc Lũ I vì hình ảnh hoa văn trên bề mặt của chiếc trống đồng này xuất hiện phổ biến trên các phương tiện truyền thông, ấn phẩm văn hóa suốt nhiều thập niên qua.
Các nhà nghiên cứu xác định Trống đồng Ngọc Lũ I có niên đại 2.500 năm trước, được xếp vào loại H1 - Heger, là loại trống đồng "cổ nhất, cơ bản nhất". Trống còn khá nguyên vẹn, có hình dáng cân đối, đường kính 79 cm, cao 63 cm.
Nét đặc sắc nhất của trống đồng này là hệ thống hoa văn hết sức phong phú, được chia làm hai loại là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật. Có thể nói đây là một kiệt tác được sáng tạo trong thời kỳ cực thịnh của văn hóa Đông Sơn.
2. Được lưu giữ tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), Bảo vật quốc gia - tượng Phật giáo thời Tây Sơn, hay 18 vị La Hán chùa Tây Phương theo cách gọi dân gian, được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.
Rất nhiều người Việt biết đến 18 vị La Hán chùa Tây Phương qua bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ đã được đưa vào sách giáo khoa, mở đầu bằng câu "Các vị La Hán chùa Tây Phương/ Tôi đến thăm về lòng vấn vương...".
Trái với sự tĩnh tại thường thấy ở tượng Phật giáo Việt Nam, tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương mang dáng vẻ cực kỳ sinh động, không bức tượng nào giống bức tượng nào. Ẩn sau từng đường nét của tượng là các thông điệp giàu ý nghĩa về lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết lý...
Ngày nay, 18 vị La Hán chùa Tây Phương vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn như khi được tạo tác vào thời Tây Sơn. Một bản sao của bộ tượng này được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội.
3. Trong các hiện vật lịch sử đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam, có hai chiếc xe tăng. Đó là xe tăng T59 số hiệu 390 (Bảo tàng Binh chủng Tăng thiết giáp) và xe tăng T-54 số hiệu 843 (Bảo tàng Lịch sử Quân sự).
Thuộc Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 203, Quân đoàn 2, xe tăng số hiệu 390 và 843 là biểu tượng lịch sử về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hai chiếc xe tăng này được cả thế giới biết đến trong bức ảnh những chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Ngược dòng thời gian, vào 11h ngày 30/4/1975, xe 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập. Bị chết máy, đồng chí Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, nhảy ra khỏi xe và mang lá cờ đỏ sao vàng vào cắm trên nóc Dinh Độc Lập.
Đi sau xe tăng 843, xe tăng 390 đã húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của chính quyền Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.