10 chốn dung thân cho “người hùng” Edward Snowden

Google News

(Kiến Thức) - Trang Business Insider mách nước 10 nơi ẩn náu lý tưởng nhất thế giới cho "người hùng" Edward Snowden, cựu nhân viên CIA đang bị chính phủ Mỹ truy lùng ráo riết.

10.    Hong Kong
 Hong Kong.

Dù quyết định bay sang Hong Kong ẩn náu của cựu nhân viên CIA Edward Snowden (“Người hùng” dám tiết lộ chương trình thu thập dữ liệu điện thoại và internet của người dùng bất hợp pháp của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ) gây nhiều tranh cãi vì đặc khu kinh tế có hiệp ước dẫn độ từ lâu với Washington.

Tuy nhiên, đây có thể là nỗ lực khôn ngoan nhằm tận dụng lỗ hổng pháp luật tại đây của Snowden.Tòa án tối cao của Hong Kong gần đây đã ra lệnh xem lại chính sách dẫn độ. Điều này mang lại cơ hội cho những người tị nạn để lưu trú lại đây cho tới khi nào chính sách dẫn độ được hoàn thiện.

9. Thụy Sĩ

 Thụy Sĩ.

Với lịch sử lâu dài về tính trung lập và sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, Thụy Sĩ là đất nước tuyệt vời để ẩn náu tránh sự truy lùng của chính phủ Mỹ. Dù Thụy Sĩ cũng có hiệp ước dẫn độ với Mỹ, nước này vẫn có một số lỗ hổng trong hệ thống pháp luật. Điều này đã tạo điều kiện cho Marc Rich tránh né thành công lệnh truy nã của chính phủ Mỹ vì tội trốn thuế trong nhiều năm dưới sự bảo trợ của chính phủ Thụy Sĩ. Do đó, Edward Snowden cũng có thể thử vận may ở Thụy Sĩ.

8. Brazil

 Brazil.

Cũng có hiệp ước dẫn độ với Mỹ nhưng Brazil đã nhiều lần bác yêu cầu dẫn độ của Washington trước đây. Một ví dụ gần đây nhất là trường hợp của Claudia Hoerig, người phụ nữ bị cáo buộc giết chồng ở Ohio và chạy trốn đến Brazil.

7. Iran
 Iran.

Iran không có quan hệ ngoại giao với Mỹ trong 30 năm qua, do đó đương nhiên không bị ràng bởi một hiệp ước dẫn độ với Washington. Hơn nữa, theo Business Insider, chính phủ Iran có thể rất muốn “che chở” cho một nhân vật cấp cao đang trốn chạy khỏi sự truy lùng của chính phủ Mỹ như là một sự thách thức và chế nhạo đối với đối thủ của họ. Chẳng hạn, bị buộc tội giết người ở Mỹ, David Belfield đã cải đạo sang đạo Hồi đồng thời đổi tên và được ẩn náu ở Iran trong nhiều thập kỷ. Iran sẽ không cho phép bất cứ ai đụng vào ông ấy.

6. Quần đảo Cape Verde
Iran.


Nếu ngại Iran là một chế độ... quá độc tài, theo Business Insider, quần đảo Cape Verde là một lựa chọn thay thế.  Chính quyền quần đảo này cũng không bị ràng buộc bởi một hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Vẻ đẹp quyến rũ của các bờ biển Tây Phi cũng biến nơi đây thành địa điểm lý tưởng đối với những kẻ đang trốn chạy khỏi tình báo Mỹ.

5. Pháp
 Pháp.

Dù có hiệp ước dẫn độ với Mỹ và mối quan hệ gần gũi giữa 2 nước, vẫn có một vài lý do để Pháp trở thành một nơi ẩn náu lý tưởng. Nhà làm phim Roman Polanski từng trốn sang Pháp để tránh tội cưỡng hiếp một bé gái mới 13 tuổi vào năm 1977. Là một công dân Pháp, đạo diễn này đã không bao giờ bị chuyển giao cho chính quyền Mỹ. Thậm chí, Pháp đã đắn đo trong nhiều năm trời để dẫn độ Ira Einhorn, một kẻ sát nhân bị kết tội ở Mỹ vì sợ quyền lợi của y có thể bị xâm phạm. Ngoài ra, với rượu vang, thức ăn ngon và là kinh đô nghệ thuật, Pháp xứng đáng được xem là nơi nghỉ ngơi hưởng thụ cuộc sống hơn là để ẩn náu.

4. Venezuela
 Venezuela.

Mặc dù tình hình chính trị ở Venezuela có phần chưa ổn định sau cái chết của Tổng thống Hugo Chavez, nước này vẫn được xem là một đối thủ chính trị chính của Mỹ. Hơn nữa, Venezuela có nền kinh tế chủ yếu dựa trên tiền mặt. Điều này dẫn đến việc chính phủ khó theo dõi công dân hơn. Dù ký hiệp ước dẫn độ năm 1922, ngày nay khó có khả năng nó còn hiệu lực. Chính phủ Mỹ cũng từng nhiều lần từ chối dẫn độ tội phạm theo các yêu cầu của Venezuela trong quá khứ.

3. Ecuador
 Ecuador.

Ecuador đã cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho người sáng lập Wikileaks, Julian Assange trong nhiều tháng và hiện người đàn ông bị chính phủ Mỹ truy nã gắt gao vẫn đang ẩn náu trong Đại sứ quán Ecuador ở London bất chấp Anh nỗ lực dẫn độ ông Assange về Thụy Điển. Không có lý do gì để Ecuador không làm như vậy một lần nữa.

2. Iceland

 Iceland.

Iceland từ lâu có truyền thống “che chở” cho những người bất đồng chính kiến. Họ từng cấp quyền tỵ nạn cho nhà vô địch cờ vua Mỹ Bobby Fischer khi Fischer bị chính quyền Mỹ truy nã vì vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Nam Tư. Iceland cũng từng tuyên bố sẵn sàng “che chở” cho ông Julian Assange dù hiện giờ ông đang ở Đại sứ quán Ecuador.

1. Cuba

 Cuba.

Đây rõ ràng là một lựa chọn khôn ngoan của những người đang trốn chạy sự truy lùng ráo riết của chính phủ Mỹ. Quan hệ Cuba – Mỹ cũng bị đóng băng trong suốt 50 năm qua và có rất ít khả năng họ sẽ dẫn độ một ai đó tới Mỹ.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU





Bạch Dương

Bình luận(0)