Câu chuyện màu da "quá trắng" của Hollywood lại tiếp tục gây tranh cãi khi các diễn viên da trắng được chọn đóng vai người châu Á trong một số bộ phim sắp ra mắt.
Nhìn vào danh sách vai diễn trong phim Hollywood, có thể thấy rõ sự thiên vị dành cho các diễn viên da trắng.
Diễn viên người Anh từng đoạt giải Oscar Tilda Swinton được chọn vào vai nhân vật người Tây Tạng trong bộ phim Doctor Strange, dự kiến ra rạp vào tháng 11-2016.
Bên cạnh đó, diễn viên Elizabeth Banks cũng được phân đóng vai Riteva Repulsa trong phim Power Rangers dự kiến ra rạp năm 2017. Điều đáng nói, trong chương trình truyền hình vào những năm 1990, Repulsa là nhân vật gốc châu Á.
Ngoài ra, diễn viên da trắng Scarlett Johansson cũngđược chọn đóng trong phim Ghost in the Shell, vốn là một tiểu thuyết của Nhật. Phim sẽ được công chiếu vào năm 2017.
|
Diễn viên da trắng Scarlett Johansson được chọn đóng trong phim Ghost in the Shell, vốn là một tiểu thuyết của Nhật. |
Cơn phẫn nộ hình thành sau những bộ phim này thực tế không phải là hiếm gặp khi mà các hãng phim Hollywood luôn tin dùng diễn viên da trắng đóng vai da màu.
“Truyền thống” kỵ da màu trong khâu chọn diễn viên
Năm ngoái, bộ phim Pan, nói về nguồn gốc của nhân vật Peter Pan lừng danh, đã công chiếu ở Mỹ. Ngay lập tức nó gây tranh cãi, sau khi một diễn viên da trắng có tên Rooney Mara được giao diễn vai thổ dân da đỏ ở Mỹ.
Năm 2014, Ridley Scott đã khiến dư luận nổi cáu bởi bộ phim Exodus: Gods and Kings (Cuộc chiến Pharaông) của ông có nhiều diễn viên không phải dân Arab nhưng vẫn thủ vai người Ai Cập.
Năm 2013, người ta cũng phản đối khi Johnny Depp thủ vai một người thổ dân da đỏ trong phim The Lone Ranger (Kỵ sĩ cô độc).
Jake Gyllenhaal thì dính chỉ trích bởi dù mang hai dòng máu Thụy Điển và Do Thái trong người, anh lại thủ vai chính tại phim Prince of Persia: The Sands of Time (Hoàng tử Ba Tư: Dòng cát thời gian - 2010).
Thực tế thì việc để diễn viên da trắng thủ diễn nhân vật mang các màu da khác, theo cách thức chế nhạo những vai này, đã có từ lâu trong ngành điện ảnh.
Guy Aoki, lãnh đạo Mạng truyền thông hành động vì người Mỹ gốc Á (MANAA) nói rằng lối làm phim như thế đã phát một thông điệp rõ ràng gửi tới khán giả: đừng nhìn nhận nghiêm túc những kẻ không phải dân da trắng.
Aoki nhớ lại rằng trong những năm 1930, các diễn viên da trắng thường trang trí gương mặt thành màu vàng để thủ diễn vai phản diện Fu Manchu.
Tương tự là việc nam diễn viên Mickey Rooney dùng răng giả và đeo kính cận để thủ diễn vai một doanh nhân Nhật Bản có hành động hài hước trong phim kinh điển Breakfast At Tiffany’s (1961).
Cho đến giải Oscar
Một năm trước đây, các nhà phê bình và các nhà bình luận truyền thông mạng xã hội đã từng ghi nhận rằng không một diễn viên da màu nào được đề cử tượng vàng cho các hạng mục thuộc các hạng mục như Nam / nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Nam / nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Những bộ phim có sự tham gia của nhiều người Mỹ gốc Phi như Straight Outta Compton, Creed hay Beasts of No Nation đều bị Viện hàn lâm ngoảnh mặt làm ngơ.
Tương tự, đến năm nay, ngay khi Oscar 88 (diễn ra vào ngày 14/1/2016) công bố các đề cử, hashtag #OscarSoWhite (Oscar quá trắng) lại được dùng để thể hiện sự bất công về sắc tộc.
Vào đêm trao giải đó, người da màu duy nhất trên sân khấu là những người dẫn chương trình, The Weekend, và Chris Rock.
Trong một so sánh của tờ Los Angeles Times thì đề cử Oscar năm 2016 không khác gì so với câu hỏi mà nghệ sĩ lớn mới qua đời người Anh David Bowie đã từng đặt vấn đề tại MTV năm 1983: “Tôi cảm thấy hết sức rối trí trước thực tế là có rất ít nghệ sĩ da màu nhận được quan tâm từ MTV. Vì sao lại xảy ra điều này?”
Khi ấy, các nghệ sĩ da trắng gần như thống trị các chương trình của MTV. Người dẫn chương trình Mark Goodman đã trả lời rằng: “Chúng tôi đang cố gắng thay đổi điều đó, nhưng MTV cũng cần lưu tâm đến sự nhạy cảm của những người da trắng ở vùng Trung Tây…”
“Thú vị thật!” Bowie đã bày tỏ cảm xúc khi rốt cuộc năm 1983 ông xếp sau cả Michael Jackson và Prince trên bảng xếp hạng các đĩa đơn Billboard Hot 100, cũng như thời gian ở ngự trị ở ngôi đầu bảng cũng ít hơn Lionel Richie.
"Thay đổi rồi sẽ phải đến," Adams kết luận, "nhưng không phải trong năm nay".
Thời da màu trở thành lợi thế
BBC nói rằng phân biệt chủng tộc chắc chắn là một yếu tố gây ra hiện tượng diễn viên da trắng tiếp tục thủ diễn các chủng tộc khác.
Ngoài ra, cũng có những luận điểm cho rằng các ngôi sao da trắng ở Hollywood có sức hút doanh thu mạnh nhất. Vì thế, các nhà làm phim sẽ thường tuyển mộ diễn viên da trắng để tối đa hóa lợi nhuận.
Một nghiên cứu cho thấy những bộ phim đa dạng chủng tộc không chỉ có doanh thu phòng vé cao hơn mà cả lợi nhuận trung bình cho studio và nhà sản xuất cũng cao hơn.
Nhà phê bình điện ảnh Thelma Adams đã phát biểu khá mạnh mẽ về vấn đề giải Oscar rằng: "Vấn đề trọng tâm là đến chừng nào chúng ta có nhiều người da màu tham gia vào khâu đạo diễn, viết kịch bản và diễn xuất hơn thì mới thay đổi được.
Bằng ngược lại thì giải Oscar vẫn sẽ tiếp tục là dành cho người da trắng. Gốc rễ là ở đó chứ lỗi không phải ở chính giải Oscar."
Đúng vậy, ngay từ các khâu ban đầu đã không có sự xuất hiện của 'da màu' thì đến giải Oscar làm sao có thể được đề xướng?
Nếu các nhà sản xuất, đạo diễn vẫn tiếp tục chẳng phải là đang “phủ nhận sự tồn tại” của người da màu hay sao?
Mời quý độc giả xem video Sao Hollywood có mặt tại Cannes 2015 (nguồn VTC):