>>> Mời quý độc giả xem video "Lê Âu Ngân Anh thi ứng xử hoa hậu". Nguồn Youtube: |
|
Theo quy định hiện hành, chỉ có BTC trao vương miện mới có quyền thu hồi vương miện hoa hậu đó. Và trong trường hợp Hoa hậu Đại dương 2017, BTC phớt lờ yêu cầu của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Tình huống oái oăm này đang thể hiện một sự bất lực?
|
Vương miện Hoa hậu Đại dương 2017 vẫn chưa bị tước theo yêu cầu của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dù được cho rằng phạm luật (ảnh:LDO). |
Bất lực vì dù đã kết luận được trường hợp vi phạm nhưng vẫn không thể xử lí. BTC cuộc thi thì bị xử phạt vi phạm hành chính vài triệu đồng và thế là xong.
Đây là một vụ việc không lớn nếu xét trên bình diện chung của đời sống xã hội, nhưng lại rất điển hình về việc những qui định của luật pháp đang bị thách thức. Sự thách thức ở đây không phải ở cá nhân hoa hậu mà ở BTC cuộc thi. Sự thách thức này có thể đặt ra một tiền lệ xấu về sau, là các cuộc thi sắc đẹp vi phạm qui chế và qui định pháp luật, nhưng BTC cứ đứng ra chịu phạt vi phạm hành chính là xong, còn những ngôi vị đã được trao dù vi phạm, nhưng vẫn được tiếp tục duy trì và tồn tại.
Qui định về thẩm quyền trao và thu hồi vương miện của các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam cũng giống như thông lệ quốc tế, nhưng rất khác ở chỗ là cách xử lí vấn đề.
Bộ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không phải là cơ quan trao vương miện và theo qui định không có quyền tước/thu hồi vương miện. Song Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lại là cơ quan cấp phép cho cuộc thi Hoa hậu Đại dương, vì vậy về mặt biện pháp xử lí nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm túc qui định của luật pháp, không lẽ Bộ không có đủ thẩm quyền hủy kết quả cuộc thi do sự vi phạm của BTC và còn do BTC không chịu khắc phục sai phạm?
Đây cũng là một tình huống pháp lí mà nếu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không giải quyết được dứt điểm thì sao có thể quản được bao việc khác?