Nhà sử học người Hy Lạp Herodotus đã đặt tên cho đội quân thiện chiến gồm 10.000 quân sĩ là binh đoàn bất tử. Sở dĩ đội quân này sở hữu cái tên đặc biệt vì con số 10.000 người không bao giờ thay đổi. Nếu có ai trong số đó chết, bị thương hoặc không còn sức chiến đấu, lập tức được thay thế bằng chiến binh thiện chiến khác. Do đó, bất cứ khi nào đội quân bất tử này cũng bảo đảm đủ 10.000 quân và luôn hừng hực chí khí chiến đấu. Chính vì vậy mà kẻ thù không hề thấy sự suy giảm quân số của người Hy Lạp nên lầm tưởng rằng đó là những chiến binh bất tử, đao thương bất nhập hay biết thuật cải tử hoàn sinh. Ngoài ra, Herodotus đặt tên cho đội quân này “kêu” như vậy có thể nhằm tôn vinh những chiến binh dũng mãnh, quả cảm người Hy Lạp.
Đội quân “bất tử” của Hy Lạp đóng vai trò quan trọng trong chính quyền của Cyrus Đại đế. Lực lượng này có công rất lớn trong việc chinh phục Babylon năm 539 trước công nguyên, Cambyses II của người Ai Cập vào năm 525 trước công nguyên…
Trong các tài liệu ghi chép của sử gia Herodotus, vũ khí trang bị của đội quân “bất tử” gồm: một chiếc khiên được đan thủ công, giáo ngắn, kiếm hoặc dao găm lớn, cung tên. Phía dưới áo choàng, họ mặc một chiếc áo giáp.
Thêm vào đó, người ta dùng giáo có gắn đồ vật bằng vàng hay bạc để phân biệt cấp bậc binh sĩ – tướng chỉ huy trong đội quân "khủng" 10.000 người. Cụ thể, 9.000 người trong số các chiến binh Immortal sẽ cầm ngọn giáo có một đầu gắn vật hình tròn giống quả lựu được làm từ bạc. Trong khi đó, 1.000 chiến binh còn lại sử dụng giáo có gắn vật hình quả lựu làm từ vàng thể hiện rằng họ là những người có chức sắc cao trong quân đội. Hiện bộ giáp của những chiến binh Immortal được trưng bày trong các viện bảo tàng về đế chế Ba Tư.
Bên cạnh việc sở hữu số lượng vũ khí đa dạng, đội quân Immortal được cho là lực lượng duy nhất được đào tạo và biết chiến đấu. Bởi lẽ, đế chế Ba Tư thời đó không quan tâm nhiều đến tính chuyên nghiệp của binh sĩ khi ra trận. Trong trận chiến xâm lược Hy Lạp, đội quân của Xerxes I gồm toàn những người dân bình thường lần đầu xung trận. Đây là lần đầu tiên họ sờ đến đao kiếm và khiên. Không chỉ được huấn luyện bài bản, những chiến binh Immortal còn rất dũng cảm, gan dạ, không biết sợ chết là gì.
Nhà văn Ernle Bradford đã miêu tả về đội quân “bất tử” này trong cuốn sách viết về “Trận Thermopylae” như sau: “Họ vô cùng dũng cảm và có tính kỷ luật cao. Tuy nhiên, các chiến binh Immortal cũng như quân đội Medes và một số dân tộc chiến binh khác trước đó đều nhận ra khi hai bên giao chiến trên con đường hẹp thì số lượng binh sĩ quá lớn sẽ trở nên không hữu dụng.Thêm vào đó, việc sử dụng những ngọn giáo ngắn không phát huy được tác dụng bởi vì nó không thể xuyên thủng hàng phòng ngự vững chắc. Mặt khác, chiến binh bắn cung tên cũng không thể xuyên qua tấm khiên đồng để giết chết quân sĩ đối phương. Rất nhiều cuộc chiến đã chỉ ra rằng, binh sĩ có lòng dũng cảm là không đủ để đánh thắng trận. Trong trường hợp quân đội đối phương sở hữu vũ khí tốt hơn thì đội quân dũng cảm nhất cũng có thể bị hạ gục. Và khi những vũ khí tốt đó rơi vào tay những người cả đời chinh chiến thì phần thắng chắc chắn thuộc về họ”.
Khi các chiến binh Immortal giao chiến với chiến binh dân tộc Spartan, người ta chỉ thấy những binh sĩ "bất tử" xuất hiện trong ngày đầu tiên. Đến ngày thứ hai, họ không thấy bóng dáng đội quân này đâu. Chiến binh Spartan nổi tiếng là lực lượng vô cùng thiện chiến nên có thể đã đẩy lùi và gây thiệt hại lớn về quân số của Immortal. Do đó, một số sử gia suy luận, người Hy Lạp bận kiếm thêm số quân sĩ mới để thay thế cho số đã tử trận hay bị thương cho đủ 10.000 người nên đã không xuất hiện trong ngày thứ hai.