Ahhotep I (1560-1530 trước Công nguyên) là một nữ hoàng Ai Cập và là nữ tướng tài ba nổi tiếng trong sử sách. Bà được coi là người đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập triều đại Ai Cập thứ 8. Ahhotep từng cùng với chồng là Pharaoh Seqenenre Tao cai trị đất nước. Bà được coi là nữ hoàng chiến tranh khi lãnh đạo quân đội chống lại người Hykso.
Sau khi qua đời, bà được trao tặng Huân chương Valor và được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự thường tặng thưởng cho những tướng quân có chiến tích quân sự đặc biệt. Người đời còn xây dựng một đài tưởng niệm để tưởng nhớ đến công ơn bà. Trên bia mộ của nữ tướng tài ba Ahhotep I có khắc dòng chữ: "Bà là người đã hoàn thành các nghi lễ chăm lo cho Ai Cập... Bà đã quan tâm tới binh sĩ Ai Cập và dũng cảm bảo vệ đất nước. Bà đưa những người sống lưu vong ở vùng đất khác quay trở về quê hương và tập hợp những kẻ đào tẩu. Bà đã bình định Thượng Ai Cập và trục xuất những kẻ phiến loạn". Boudicca (năm 60 hoặc 61 sau công nguyên) là Nữ hoàng bộ tộc Iceni, thuộc miền Đông Vương quốc Anh sống ở thế kỉ I trước công nguyên. Bà đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy lớn chống lại quân đội hùng mạnh của đế chế La Mã. Trước khi đứng lên phá xiềng xích của đế chế La Mã, bộ tộc Iceni dưới sự lãnh đạo của chồng Boudicca là Prasutagus đã phục tùng và làm theo sự chỉ đạo của đế chế hùng mạnh trên. Bộ tộc của bà trở thành một trong những "nước chư hầu" của La Mã. Tuy nhiên, khi Prasutagus qua đời, người La Mã đã lợi dụng tình thế bộ tộc Iceni không có thủ lĩnh đứng đầu để phủ nhận những hiệp ước đã ký trước đó với Prasutagus và nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực này. Vì phản kháng lại quyết định đó nên Boudicca đã bị lực lượng La Mã tra tấn, đánh đập. Thậm chí, bà bị ép phải chứng kiến cảnh các con gái bị hãm hiếp.
Sau đó, Boudicca đã tập hợp quân đội và lực lượng của các bộ tộc khác bị đế chế La Mã cai trị, chèn ép. Bà đã lãnh đạo đội quân thiện chiến và đánh bại được người La Mã trong các trận chiến lớn ở Colchester, London và St Albans. Tuy nhiên, lực lượng của Boudicca nhanh chóng thất bại sau khi người La Mã huy động một lượng lớn quân sĩ đến đàn áp. Cuối cùng, Boudicca được cho là đã tự vẫn bằng thuốc độc nhằm tránh bị kẻ thù bắt giữ và làm nhục bằng cách áp giải đi khắp các đường phố ở Rome trước khi bị hành hình.
Tomoe Gozen (1157-1247) là một trong số rất ít nữ võ sĩ samurai trong xã hội Nhật Bản xưa kia. Bà đã tham gia cuộc chiến phe phái Genpei (giai đoạn năm 1180-1185). Theo các tài liệu lịch sử, bà là một phụ nữ vô cùng xinh đẹp. Không chỉ sở hữu nhan sắc "hoa nhường nguyệt thẹn", Tomoe Gozen còn là một cung thủ thiện xạ và là tay kiếm xuất sắc. Sau khi thủ lĩnh của Tomoe Gozen bại trận trong trận chiến Awazu, ông ta đã yêu cầu bà chạy trốn khỏi trận địa chứ không nên tự sát hay để bị bắt giữ làm tù binh. Người thủ lĩnh này làm vậy vì cảm thấy xấu hổ nếu chết cùng một phụ nữ. Đã có rất nhiều giai thoại về những gì xảy ra sau đó với nữ tướng Tomoe Gozen. Một số người cho rằng, bà đã từ bỏ chiến đấu theo mệnh lệnh cuối cùng của thủ lĩnh. Một số khác lại tin bà đã giao đấu với một samurai nổi tiếng có tên Wada Yoshimori và bị thua trận. Sau đó, vì một số nguyên nhân bà trở thành vợ của võ sĩ này.
Nữ thánh Jeanne d’Arc (1412-1431) là một vị thánh bảo hộ của nước Pháp. Jeanne d’Arc từng chỉ huy quân đội Pháp chống lại người Anh trong cuộc chiến mang tên "Cuộc chiến Trăm năm" (thực chất là chuỗi các cuộc chiến riêng lẻ kéo dài suốt 116 năm). Kể từ khi mới 12 tuổi, bà bắt đầu nghe thấy những lời nói kỳ lạ và tin rằng, chúng là thông điệp do Chúa gửi đến cho mình. Cụ thể, thông điệp mà họ muốn gửi đến Jeanne là: "Sứ mệnh của cô là giải phóng đất nước khỏi người Anh và phò tá hoàng thái tử trở lại ngai vàng".
Sau đó, Jeanne làm theo sự chỉ dẫn của các vị thần và cắt mái tóc dài mượt của mình để có vẻ ngoài giống như nam giới rồi mặc quân phục và tự trang bị vũ khí để sẵn sàng ra chiến trận. Sau khi thuyết phục một hội đồng các nhà thần học về sứ mệnh của mình được Chúa tin tưởng mách lối, Jeanne được bổ nhiệm làm chỉ huy và dẫn binh sĩ đi chinh chiến khắp nơi. Bà cùng đội quân của mình giành được nhiều chiến thắng vang dội, khiến tiếng tăm ngày càng vang xa. Thậm chí, có kẻ thù nghe đến tên bà đã nhanh chân bỏ chạy. Khi đội quân của bà gần tiếp cận quân đội của Anh ở Patay thì chỉ huy đơn vị này là John Fastolfe và hầu hết quân của ông ta đã bỏ chạy khỏi chiến trường vì nhận ra vị tướng chỉ huy quân sĩ bên kia chính Jeanne. Đến năm 1430, chính quyền Anh bắt giam Jeanne và kết tội bà là phù thủy. Năm 1431, Jeanne bị thiêu sống khi mới 19 tuổi. Agustina de Aragon (1786 – 1857) là nữ tướng vĩ đại của Tây Ban Nha. Bà còn được người đời mệnh danh là "Nữ thánh Jeanne d’Arc của Tây Ban Nha" vì có công rất lớn trong cuộc chiến bảo vệ nền độc lập của nước này.
Ngày 15/6/1808, khi quân của Napoleon tấn công thành phố Zaragoza, Agustina mang táo tới tặng cho những binh sĩ để họ có thêm chút năng lượng và tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, khi tới đây bà nhận thấy một số lượng lớn binh sĩ tình nguyện đang rời bỏ hàng ngũ và định tháo chạy trước những đợt tấn công ác liệt của quân Pháp. Ngay lập tức, Agustina chạy về phía trước và lắp đạn vào súng đại bác rồi châm ngòi. Với hành động dũng cảm đó, bà đã đẩy lùi được một đợt tấn công của kẻ thù.
Chứng kiến hành động dũng cảm, gan dạ của Agustina, binh sĩ Tây Ban Nha định đào ngũ vô cùng cảm phục và đã quay về vị trí chiến đấu. Trong khoảng vài tuần sau đó, lực lượng Tây Ban Nha chiếm thế thượng phong và nắm quyền kiểm soát thành phố. Nhưng cuối cùng, lực lượng Pháp quay trở lại với sự trang bị vũ khí và quân số nhiều hơn trước nên đã giành phần thắng và chiếm đóng thành phố. Dù cuộc chiến đấu của người dân Tây Ban Nha thất bại nhưng Agustina đã trở thành nguồn cảm hứng cho phong trào kháng chiến chống Pháp. Những năm sau đó, bà được coi là một trong những biểu tượng cho chủ nghĩa nam nữ bình đẳng.
Ahhotep I (1560-1530 trước Công nguyên) là một nữ hoàng Ai Cập và là nữ tướng tài ba nổi tiếng trong sử sách. Bà được coi là người đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập triều đại Ai Cập thứ 8. Ahhotep từng cùng với chồng là Pharaoh Seqenenre Tao cai trị đất nước. Bà được coi là nữ hoàng chiến tranh khi lãnh đạo quân đội chống lại người Hykso.
Sau khi qua đời, bà được trao tặng Huân chương Valor và được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự thường tặng thưởng cho những tướng quân có chiến tích quân sự đặc biệt. Người đời còn xây dựng một đài tưởng niệm để tưởng nhớ đến công ơn bà.
Trên bia mộ của nữ tướng tài ba Ahhotep I có khắc dòng chữ: "Bà là người đã hoàn thành các nghi lễ chăm lo cho Ai Cập... Bà đã quan tâm tới binh sĩ Ai Cập và dũng cảm bảo vệ đất nước. Bà đưa những người sống lưu vong ở vùng đất khác quay trở về quê hương và tập hợp những kẻ đào tẩu. Bà đã bình định Thượng Ai Cập và trục xuất những kẻ phiến loạn".
Boudicca (năm 60 hoặc 61 sau công nguyên) là Nữ hoàng bộ tộc Iceni, thuộc miền Đông Vương quốc Anh sống ở thế kỉ I trước công nguyên. Bà đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy lớn chống lại quân đội hùng mạnh của đế chế La Mã.
Trước khi đứng lên phá xiềng xích của đế chế La Mã, bộ tộc Iceni dưới sự lãnh đạo của chồng Boudicca là Prasutagus đã phục tùng và làm theo sự chỉ đạo của đế chế hùng mạnh trên. Bộ tộc của bà trở thành một trong những "nước chư hầu" của La Mã.
Tuy nhiên, khi Prasutagus qua đời, người La Mã đã lợi dụng tình thế bộ tộc Iceni không có thủ lĩnh đứng đầu để phủ nhận những hiệp ước đã ký trước đó với Prasutagus và nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực này. Vì phản kháng lại quyết định đó nên Boudicca đã bị lực lượng La Mã tra tấn, đánh đập. Thậm chí, bà bị ép phải chứng kiến cảnh các con gái bị hãm hiếp.
Sau đó, Boudicca đã tập hợp quân đội và lực lượng của các bộ tộc khác bị đế chế La Mã cai trị, chèn ép. Bà đã lãnh đạo đội quân thiện chiến và đánh bại được người La Mã trong các trận chiến lớn ở Colchester, London và St Albans. Tuy nhiên, lực lượng của Boudicca nhanh chóng thất bại sau khi người La Mã huy động một lượng lớn quân sĩ đến đàn áp. Cuối cùng, Boudicca được cho là đã tự vẫn bằng thuốc độc nhằm tránh bị kẻ thù bắt giữ và làm nhục bằng cách áp giải đi khắp các đường phố ở Rome trước khi bị hành hình.
Tomoe Gozen (1157-1247) là một trong số rất ít nữ võ sĩ samurai trong xã hội Nhật Bản xưa kia. Bà đã tham gia cuộc chiến phe phái Genpei (giai đoạn năm 1180-1185). Theo các tài liệu lịch sử, bà là một phụ nữ vô cùng xinh đẹp. Không chỉ sở hữu nhan sắc "hoa nhường nguyệt thẹn", Tomoe Gozen còn là một cung thủ thiện xạ và là tay kiếm xuất sắc.
Sau khi thủ lĩnh của Tomoe Gozen bại trận trong trận chiến Awazu, ông ta đã yêu cầu bà chạy trốn khỏi trận địa chứ không nên tự sát hay để bị bắt giữ làm tù binh. Người thủ lĩnh này làm vậy vì cảm thấy xấu hổ nếu chết cùng một phụ nữ. Đã có rất nhiều giai thoại về những gì xảy ra sau đó với nữ tướng Tomoe Gozen. Một số người cho rằng, bà đã từ bỏ chiến đấu theo mệnh lệnh cuối cùng của thủ lĩnh. Một số khác lại tin bà đã giao đấu với một samurai nổi tiếng có tên Wada Yoshimori và bị thua trận. Sau đó, vì một số nguyên nhân bà trở thành vợ của võ sĩ này.
Nữ thánh Jeanne d’Arc (1412-1431) là một vị thánh bảo hộ của nước Pháp. Jeanne d’Arc từng chỉ huy quân đội Pháp chống lại người Anh trong cuộc chiến mang tên "Cuộc chiến Trăm năm" (thực chất là chuỗi các cuộc chiến riêng lẻ kéo dài suốt 116 năm).
Kể từ khi mới 12 tuổi, bà bắt đầu nghe thấy những lời nói kỳ lạ và tin rằng, chúng là thông điệp do Chúa gửi đến cho mình. Cụ thể, thông điệp mà họ muốn gửi đến Jeanne là: "Sứ mệnh của cô là giải phóng đất nước khỏi người Anh và phò tá hoàng thái tử trở lại ngai vàng".
Sau đó, Jeanne làm theo sự chỉ dẫn của các vị thần và cắt mái tóc dài mượt của mình để có vẻ ngoài giống như nam giới rồi mặc quân phục và tự trang bị vũ khí để sẵn sàng ra chiến trận. Sau khi thuyết phục một hội đồng các nhà thần học về sứ mệnh của mình được Chúa tin tưởng mách lối, Jeanne được bổ nhiệm làm chỉ huy và dẫn binh sĩ đi chinh chiến khắp nơi.
Bà cùng đội quân của mình giành được nhiều chiến thắng vang dội, khiến tiếng tăm ngày càng vang xa. Thậm chí, có kẻ thù nghe đến tên bà đã nhanh chân bỏ chạy. Khi đội quân của bà gần tiếp cận quân đội của Anh ở Patay thì chỉ huy đơn vị này là John Fastolfe và hầu hết quân của ông ta đã bỏ chạy khỏi chiến trường vì nhận ra vị tướng chỉ huy quân sĩ bên kia chính Jeanne. Đến năm 1430, chính quyền Anh bắt giam Jeanne và kết tội bà là phù thủy. Năm 1431, Jeanne bị thiêu sống khi mới 19 tuổi.
Agustina de Aragon (1786 – 1857) là nữ tướng vĩ đại của Tây Ban Nha. Bà còn được người đời mệnh danh là "Nữ thánh Jeanne d’Arc của Tây Ban Nha" vì có công rất lớn trong cuộc chiến bảo vệ nền độc lập của nước này.
Ngày 15/6/1808, khi quân của Napoleon tấn công thành phố Zaragoza, Agustina mang táo tới tặng cho những binh sĩ để họ có thêm chút năng lượng và tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, khi tới đây bà nhận thấy một số lượng lớn binh sĩ tình nguyện đang rời bỏ hàng ngũ và định tháo chạy trước những đợt tấn công ác liệt của quân Pháp. Ngay lập tức, Agustina chạy về phía trước và lắp đạn vào súng đại bác rồi châm ngòi. Với hành động dũng cảm đó, bà đã đẩy lùi được một đợt tấn công của kẻ thù.
Chứng kiến hành động dũng cảm, gan dạ của Agustina, binh sĩ Tây Ban Nha định đào ngũ vô cùng cảm phục và đã quay về vị trí chiến đấu. Trong khoảng vài tuần sau đó, lực lượng Tây Ban Nha chiếm thế thượng phong và nắm quyền kiểm soát thành phố. Nhưng cuối cùng, lực lượng Pháp quay trở lại với sự trang bị vũ khí và quân số nhiều hơn trước nên đã giành phần thắng và chiếm đóng thành phố. Dù cuộc chiến đấu của người dân Tây Ban Nha thất bại nhưng Agustina đã trở thành nguồn cảm hứng cho phong trào kháng chiến chống Pháp. Những năm sau đó, bà được coi là một trong những biểu tượng cho chủ nghĩa nam nữ bình đẳng.