Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, những mỏ khai thác bạc của Hốt Tất Liệt - cháu nội của Thành Cát Tư Hãn đồng thời là người sáng lập ra nhà Nguyên - đã gây ra mức ô nhiễm cao gấp 4 lần so với các hoạt động khai thác mỏ ngày nay. Mông Cổ là một trong những đế chế gây ô nhiễm lớn nhất thế giới thời kỳ tiền công nghiệp.
Các nhà địa chất học thuộc Đại học Pittsburgh và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phát hiện ô nhiễm kim loại nặng như chì, kẽm và cadmium tăng cao trong khoảng thời gian từ năm 1271 - 1368 ở khu vực Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc.
|
Hoạt động khai thác bạc dưới thời Hốt Tất Liệt ở Vân Nam đã gây ô nhiễm môi trường cao gấp 4 lần so với hoạt động khai thác mỏ ngày nay. |
Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm này là do
đế chế Mông Cổ sử dụng một lượng lớn bạc để nung nóng chảy sau đó để đúc tiền, làm đồ trang sức hay nghệ thuật.
Aubrey Hillman - người dẫn đầu công trình nghiên cứu trên cho hay vấn đề ô nhiễm môi trường từ thời kỳ đế chế Mông Cổ nắm quyền vẫn gây ảnh hưởng đến cuộc sống của động vật hoang dã và môi trường trong khu vực.
Các chuyên gia cũng phát hiện sự gia tăng đáng kể hàm lượng đồng trong bùn vào năm 1500 TCN. Đây là bằng chứng cho sự khởi đầu thời kỳ đồ đồng ở khu vực Đông Nam Á và sự ra đời ngành luyện kim tại đây.