Cứ thích ăn uống mấy loại thực phẩm này thì đừng hỏi sao huyết áp tăng cao khó cân bằng
Thực phẩm chứa nhiệt lượng cao
Một số thực phẩm mặc dù có hương vị đặc trưng được con người ưa chuộng như chocolate, bánh kem, đường mía v.v… nhưng ăn nhiều và lâu dài không những dễ khiến bạn béo phì mà còn kéo theo hệ quả huyết áp tăng cao mất kiểm soát. Vì vậy, dù ngon miệng thế nào thì bạn cũng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiệt lượng cao.
Canh gà đậm đặc
Giá trị dinh dưỡng của món canh gà quả thực rất cao, có nhiều tác dụng bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, trong canh gà được chế biến đậm đặc chứa không ít thành phần Purine, làm tăng Cholesterol, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự ổn định của huyết áp.
Bất kể là món ăn có bổ dưỡng cỡ nào đều phải được sử dụng hợp lý, đặc biệt đối với người vốn đã bị cao huyết áp thì nên hạn chế món canh gà để tránh làm tình trạng nghiêm trọng hơn, cản trở hiệu quả điều trị.
Bia rượu và các thức uống chứa cồn nồng độ cao
Nghiện bia rượu là một trong những nguyên nhân khiến cho nhịp tim tăng nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao; ngoài ra còn làm cho thành phần muối canxi, cholesterol tích tụ ở thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Thức ăn nhiều muối
Các món ăn khi được nêm gia vị đậm đà luôn tạo kích thích khẩu vị của người ăn, vì vậy không ít người có sở thích ăn mặn mà không hề quan tâm đến ảnh hưởng đối với sức khỏe. Không chỉ là món ăn khi được chế biến mới cho nhiều muối mà một số thực phẩm phơi khô, tẩm ướp nếu chứa nhiều muối cũng làm huyết áp mất ổn định.
Cà phê, trà đậm
Cà phê và trà luôn là thức uống phổ biến và được đa số người ưa thích, gần như là sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, các loại thức uống này nếu pha đậm đặc và nhất là với hồng trà chứa nhiều Theophylline có thể gây hưng phấn thần kinh, dẫn đến tình trạng mất ngủ, bồn chồn, tăng huyết áp.
Thực phẩm cay
Các món ăn cay thường tạo kích thích vị giác, giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn nhưng ăn quá nhiều sẽ gây táo bón, đồng thời cũng dẫn đến áp lực ở vùng bụng tăng lên gây cao huyết áp, thậm chí nghiêm trọng còn gây xuất huyết não.
Một số nguyên tắc giúp bạn cân bằng huyết áp an toàn và hiệu quả
Kiểm soát lượng muối ăn
Cho dù bạn đang bị cao huyết áp hay vẫn ở trạng thái bình thường thì vẫn nên cải thiện thói quen ăn uống. Các món ăn nên chế biến thanh đạm một chút với thành phần muối phù hợp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo thì một người không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày.
Bổ sung nhiều canxi và kali
Hấp thu canxi và kali có thể trung hòa muối nitrat ở một mức độ nhất định trong cơ thể, từ đó góp phần cân bằng huyết áp và đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ huyết áp tăng cao. Bạn có thể lựa chọn nhiều nguồn nguyên liệu giàu kali đa dạng như thịt nạc bò, cá, rong biển, đậu phộng, mộc nhĩ, nấm, cà chua, đậu, khoai tây v.v…
Ngoài ra, thức ăn giàu canxi như sữa bò, tôm nguyên vỏ, yến mạch, bo bo, táo tàu, rau cần, hạnh nhân v.v… cũng thích hợp bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày để tăng hiệu quả điều trị cao huyết áp.
Tăng cường rau xanh và trái cây
Các loại rau quả tươi xanh có thể bổ sung nhiều vitamin mà cơ thể con người cần thiết, đồng thời nguồn thực phẩm này còn có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả. Bạn có thể kết hợp và luân phiên nhiều loại rau quả như rau cần, cải bó xôi, nấm đông cô, khổ qua, táo, chuối v.v…
Mỗi ngày kiên trì ăn tỏi
Tỏi không những là loại gia vị quen thuộc mà còn có nhiều công dụng dược liệu. Theo điều tra lâm sàng phát hiện, mỗi ngày dùng khoảng 1 đến 2 tép tỏi có hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm cơ thể và cải thiện tình trạng huyết áp tăng cao tích cực.