Uống nước có chứa đường
Chúng ta thường có thói quen uống nước ép khi muốn hạ sốt, nhất là nước cam. Tuy nhiên bạn không biết rằng lượng đường trong các loại nước này khi vào cơ thể sẽ làm tế bào bạch cầu hoạt động chậm lại, khiến hiệu quả diệt khuẩn bị giảm sút. Do đó khi đang sốt cao, nên hạn chế uống nước có nhiều đường. Thay vào đó hãy uống nước lọc thường xuyên để bù đắp nước do tiết mồ hôi, đồng thời hỗ trợ bạch cầu làm việc tốt hơn. Bạn chỉ nên uống các loại nước ép khi nhiệt độ cơ thể đã ổn định trở lại nhằm tăng cường sức đề kháng.
|
Ảnh minh họa. |
Thúc hạ sốt nhanh
Sốt là triệu chứng thường gặp ở các trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt, theo dõi cơn sốt, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng nhiều ông bố mà mẹ đều có chung tâm lý, cứ khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách: uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, dùng thuốc kết hợp, khăn ấm lau người, ngâm con vào bồn nước ấm, dán miếng dán lạnh...
“Thúc hạ sốt nhanh cho trẻ là không nên. Vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột lại nguy hiểm cho trẻ, do cơ thể không chịu được sự thay đổi quá nhanh. Vì thế, việc giảm sốt chỉ nên thực hiện từ từ. Thông thường thuốc hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ”, TS Dũng nói.
Chuyên gia cảnh báo kháng kháng sinh, nguy hại sức khỏe nếu tùy tiện dùng thuốc, kể cả thuốc hạ sốt
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) khẳng định: "Việc sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol dù với người lớn hay trẻ em cũng cần đúng liều lượng, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nhiều người với suy nghĩ dùng thuốc hạ sốt càng nhiều càng giúp giảm sốt nhanh là hết sức sai lầm, thiếu hiểu biết. Khi uống quá liều, thuốc ngấm vào máu sẽ dẫn đến ngộ độc, chưa kể việc dùng nhiều quá dẫn đến nhờn thuốc, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh phổ biến hiện nay".
Chuyên gia khẳng định, uống bất cứ loại thuốc nào cũng vậy đều cần phải tuân thủ liều lượng cố định. Nếu bạn không rõ thì nhất định cần sự tư vấn của các bác sĩ để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Hiện nay, thuốc hạ sốt, giảm đau được sử dụng rất phổ biến. Có hàng trăm loại thuốc chứa hoạt chất acetaminophen. Thuốc hạ sốt paracetamol còn có nhiều dạng bào chế, thuốc viên thì có viên nén thường, nén bao phim, nén nhai, rồi viên sủi, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc đạn, dạng siro... với hàm lượng khác nhau như 80 mg, 150 mg, 250 mg đến 500 mg. Việc không để ý hàm lượng thuốc rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc. Ngay cả trong trường hợp sốt cao, bạn cũng không được phép sử dụng liều lượng thuốc nhiều hơn. Thay vào đó nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ kết hợp uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, chườm nóng… Nếu không đỡ sốt, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để khám bệnh, tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Việc uống quá liều lượng thuốc còn là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Ngay cả khi không xác định rõ sốt là do đâu, nếu sốt là do virus gây nên thì việc uống thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh. Do đó, đừng lạm dụng thuốc trong bất cứ hoàn cảnh nào để tránh những hậu quả đáng tiếc về lâu dài mà cần uống theo hướng dẫn, chỉ định và kiểm soát của bác sĩ.
Nếu uống quá liều lượng thuốc hạ sốt hoặc có những dấu hiệu như trên cần tìm cách xử lý và đến bệnh viện kịp thời, nhất là với các trường hợp nặng.