Sáng 20/9, Bộ Y tế đã công bố chất lượng hải sản các tỉnh miền Trung. Theo kết quả xét nghiệm, có tới 132/1.040 mẫu hải sản còn nhiễm chất phenol. Tất cả mẫu hải sản này đều sống ở tầng đáy và Bộ Y tế đề nghị người dân không sử dụng những loại hải sản này.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là chất phenol có trong 132 hải sản nguy hiểm thế nào? Làm thế nào để phân biệt hải sản nhiễm độc phenol?
Phenol và các dẫn chất như cresyl (acid cresylic) là những chất rất thông dụng trong công nghiệp (hoá hữu cơ, chất dẻo, hoá dược) và dễ tẩy uế, sát khuẩn (dung dịch 1%). Ngộ độc cấp xảy ra do uống dung dịch đậm đặc với mục đích tự tử hoặc do uống nhầm.
|
Ảnh minh họa. |
Trên góc độ môi trường phenol và các dẫn xuất của phenol được xếp vào loại chất gây ô nhiễm. đây là nhóm tương đối bền, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và có khả năng gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho con người.
Khi xâm nhập vào cơ thể các phenol nói chung và Clophenol nói riêng gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan và hệ thống khác nhau nhưng chủ yếu là tác động lên hệ thần kinh, hệ thống tim mạch và máu.
Liều nguy hiểm: từ 2 - 5gam. Liều gây chết: trên 10gam. Tác dụng ăn mòn tại chỗ và ức chế chuyển hoá.
Các nhà khoa học đã chứng minh phenol có thể gây ra tổn thương cấu trúc não bộ. Tăng động, tăng hung hãn, suy giảm khả năng học tập; Dậy thì sớm, kích thích sự phát triển tuyến vú, rối loạn chu kỳ sinh sản, bất thường buồng trứng, vô sinh.
Kích thích những tế bào ung thư tiền liệt tuyến. Tăng kích thước tiền liệt tuyến, giảm sản xuất tinh trùng. Biến đổi chức năng miễn dịch và đái đường loại 2, béo phì.
Phenol đi vào trong cơ thể người chủ yếu thông qua ăn uống, bao gồm có ăn và uống thực phẩm, nước bị ô nhiễm chất này. Vấn đề là phenol cực kỳ dễ hòa tan vào trong các loại thực phẩm, và một khi đã vào được cơ thể thì sẽ rất khó để đẩy ra ngoài.
Khi tiếp xúc với phenol, cần tuyệt đối tránh để phenol chạm trực tiếp vào da, mắt và các cơ quan thuộc hệ hô hấp. Phenol là một chất rất độc, khi rơi vào da sẽ gây bỏng hóa học rất nặng.
Triệu chứng ngộ độc Phenol
Ngộ độc nhẹ
Rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy.
Rối loạn thần kinh và toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gầy sút nhanh.
Tại chỗ: với dung dịch đặc, gây hoại tử hoặc hoại thư.
Ngộ độc nặng
Rối loạn tiêu hoá.
Giãy giụa, co giật, hôn mê.
Rối loạn tuần hoàn và hô hấp, sốc nặng.
Nếu tử vong ngay, bệnh nhân còn có thể viêm gan, viêm thận, đái ra huyết cầu tố.
Cách nhận biết hải sản nhiễm độc Phenol:
Theo tiến sĩ Phan Thế Đồng, giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Hoa Sen, TP HCM hướng dẫn cách kiểm tra nhanh phenol trong hải sản như sau: Xay nhuyễn mẫu cá cần kiểm tra, hòa vào trong nước hoặc nước có cho thêm cồn, sau đó nhỏ vài giọt chlroride sắt vào. Nếu xuất hiện màu xanh dương, xanh lá cây hoặc màu tím thì có thể kết luận cá có nhiễm phenol. Đây chỉ là phép thử nhanh, nếu muốn khẳng định chính xác nhiễm phenol cần phải đem mẫu đi phân tích bằng sắc ký.
Mời độc giả xem video: Vũng Tàu: 1/3 số mẫu hải sản dương tính với formol, hàn the: