Độ nhớt của máu tăng, còn được gọi là "hội chứng máu tăng độ nhớt", không phải là một bệnh độc lập mà thường cùng tồn tại với xơ cứng động mạch và huyết khối.
Máu nhớt rất có hại cho cơ thể, nếu máu nhớt thì khí huyết trong kinh mạch dễ bị đình trệ, cũng dễ sinh ra các cục máu đông, gây ra bệnh về tim mạch và mạch máu não, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan khác nhau. Do đó, chúng ta phải ngăn ngừa hiện tượng máu bị nhớt, phát hiện kịp thời và có các biện pháp tương ứng.
|
Ảnh minh hoạ. |
Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị máu nhớt thì buổi sáng ngủ dậy có thể có 3 biểu hiện sau:
1. Sáng sớm chóng mặt, mệt mỏi
Sau khi ngủ đủ giấc, người khoẻ mạnh buổi sáng thức dậy sẽ thấy đầu óc tương đối minh mẫn, không hề có chút chóng mặt mệt mỏi.
Nhưng nếu máu trong cơ thể trở nên đặc quánh, nhớt thì sẽ cảm thấy khó chịu, đứng lên ngồi xuống chóng mặt, uể oải, điều này là do máu nhớt làm cản trở khả năng vận chuyển dưỡng khí của máu, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi. Khi cảm thấy đầu óc quay cuồng, bơ phờ khi thức dậy vào buổi sáng, hãy đến bệnh viện xét nghiệm máu ngay.
2. Khó thở vào buổi sáng
|
Ảnh minh hoạ. |
Nếu máu nhớt, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, lượng máu từ tim trở về giảm, hơn nữa, độ nhớt của máu cao, lượng máu cung cấp cho hệ tuần hoàn không đủ, trao đổi ôxy và cacbonic kém, thậm chí không thể hoàn thành đủ vòng, dẫn đến các cơ quan quan trọng như phổi và não bị thiếu máu, do đó gây khó thở, ngạt thở và các cơ quan khác thiếu oxy, khó hoạt động.
3. Sáng sớm đã mờ mắt
Ngày nay, nhiều người làm việc trước máy tính cả ngày, cả đêm nên thường thấy mỏi, khô và đau mắt. Nhưng nếu máu sền sệt, cho dù mắt không dùng quá mức cũng sẽ xuất hiện từng đợt nhìn mờ, đây gọi là hiện tượng "mắt mờ kịch phát".
Điều này là do lưu lượng máu trong cơ thể bị chậm lại khi bạn thức dậy vào buổi sáng, máu không thể giữ ẩm hoàn toàn cho dây thần kinh thị giác, do đó sẽ xuất hiện hiện tượng mờ mắt.
|
Ảnh minh hoạ. |
Để ngăn ngừa huyết khối, máu nhớt, hãy thường xuyên làm 2 việc:
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên có thể duy trì tính toàn vẹn của các tế bào nội mô mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, trì hoãn lão hóa mạch máu và hạ lipid máu. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy 10.000 bước mỗi ngày rất có lợi cho sự ổn định và phục hồi của các bệnh mãn tính, giúp cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm sản xuất các chất chuyển hóa trong máu.
2. Uống nước thường xuyên
Buổi sáng là thời điểm huyết áp sinh lý của cơ thể con người tăng cao, hoạt động của tiểu cầu tăng cao dễ gây huyết khối. Uống một cốc nước vào mỗi buổi sáng khi thức dậy có thể giúp pha loãng máu, giúp máu lưu thông thuận lợi hơn, giảm lipid máu, hạn chế hình thành huyết khối.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Cứu sống bệnh nhân vỡ mạch máu não, mất hết tri giác.