Mới đây, trên một diễn đàn, một mẹ đảm thắc mắc việc nấu canh rau khoai lang. Nhưng chỉ để 2 - 3 tiếng sau, món canh ngọt ngon bỗng chuyển màu xanh ngọc bích. Người này thắc mắc nên ăn hay đổ đi?
Một bà nội trợ thắc mắc khi nước canh rau khoai lang chuyển màu xanh.
Bát canh ban đầu màu sắc rất bình thường.
Nhưng sau đó chuyển sang màu xanh ngọc bích.
Bên dưới bài đăng, có hai nguồn ý kiến khác nhau. Một phía cho rằng bình thường và hoàn toàn có thể ăn:
- "Rau (mà nhất là rau muống cạn) nấu xong để lâu lâu chút hay chuyển màu nước sang xanh là do nước rau có tính kiềm không có vấn đề gì cả, vẫn ăn tốt, vắt tí chanh trung hoà kiềm là nước trong ngay. Tuy nhiên rau thì nên ăn ngay sau khi chế biến để hạn chế mất vitamin".
- "Bản thân rau muống, rau lang nhiều canxi hoặc do đất trồng nhiều vôi, magie nên khi kết hợp với nước có tính kiềm (phản ứng hóa học) gây ra màu xanh như vậy á. Rau nhà mình trồng không bón phân hóa học mà cũng bị vậy nè"...
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên ăn:
- "Nhìn sợ. Càng bón phân công nghiệp đạm lân kali… lại càng thoái hoá đất. Rồi ung thư nhiều từ đây mà"...
Bình luận trái chiều của dân mạng.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện công nghệ thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc nước luộc rau có màu gì phục thuộc vào môi trường nước sử dụng để luộc rau, nước màu xanh đậm, hơi ngả màu là chuyện bình thường, không có gì đáng ngại.
Theo ông Thịnh, khi luộc rau muống, nếu nước có màu xanh là do có nhiều chất kiềm và hàm lượng vôi, canxi cao.
Ngoài ra, nước rau xanh đậm hay nhạt không liên quan gì đến thuốc trừ sâu cả. Bởi nếu nước luộc còn tồn dư thuốc sẽ có mùi rất hắc của chất hóa học, ngửi là biết ngay. Khi rau chuyển màu thì hoàn toàn có thể ăn không cần đổ bỏ lãng phí.