Phi công người Anh mắc COVID-19 bị đông đặc 1 bên phổi: Nguy hiểm thế nào?

Google News

(Kiến Thức) - Mới đây, hình ảnh siêu âm phổi của bệnh nhân 91 (phi công người Anh) thấy đông đặc toàn bộ bên phổi trái, đông đặc 1/3 dưới phổi phải. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.

Về tình hình bệnh nhân 91 là phi công người Anh điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, hiện tại trong tình trạng không sốt, mạch huyết áp bình thường, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, chức năng phổi có cải thiện, bệnh nhân tiếp tục thở máy và hỗ trợ ECMO.
Theo thông tin từ Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, siêu âm phổi của nam phi công 43 tuổi thấy đông đặc toàn bộ bên phổi trái, đông đặc 1/3 dưới phổi phải.
Phi cong nguoi Anh mac COVID-19 bi dong dac 1 ben phoi: Nguy hiem the nao?
Hình ảnh đông đặc phổi điển hình của bệnh nhân. Đây được xem là "sát thủ thầm lặng" của bệnh nhân COVID-19.
PGS TS Nguyễn Hoài Nam, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, giảng viên của trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết hầu hết bệnh nhân nhiễm COVID-19 hiện nay bệnh đều bắt đầu và kết thúc ở phổi, lý do là virus Sars-CoV-2 chủ yếu gây ra bệnh đường hô hấp.
Sự lây lan bắt đầu khi một người nhiễm ho hoặc hắt hơi, làm văng những hạt dịch lỏng chứa virus sang người bên cạnh. Bệnh nhân có thể phát sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn.
Không phải bất cứ ai nhiễm virus cũng đều có triệu chứng và tổn thương phổi. Tuy nhiên, nghiên cứu có khoảng 25% bệnh nhân khi nhiễm virus, đầu tiên là virus Sars-CoV-2 xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus; tiếp theo là gây rối loạn hệ miễn dịch (ví dụ hội chứng bão cytokine); và cuối cùng là gây tổn thương phổi trong đó có đông đặc phổi hay còn gọi là gan hóa phổi.

Mời độc giả theo dõi video "Toàn cảnh phòng chống dịch COVID-19 ngày 18/4. Nguồn: VTV24.

Hội chứng đông đặc phổi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó về phổi. Để hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, những người mắc đông đặc phổi hoặc nghi ngờ mình bị đông đặc phổi cần trải qua các bước thăm khám mới có thể xác định được bệnh chính xác.
Phổi vốn là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể của mỗi người. Bất cứ tác động xấu nào tới phổi đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ sức khỏe của chúng ta. Nếu để lâu ngày không được chữa trị kịp thời, sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước.
Đối với đại dịch COVID-19 qua các báo cáo, nghiên cứu, khám nghiệm tử thi của bệnh nhân đều cho thấy phổi của họ có biểu hiện của đông đặc phổi cấp và tử vong vì suy hô hấp cấp. Đây được xem là "sát thủ thầm lặng" của bệnh nhân COVID-19.
Đối với hội chứng đông đặc phổi cấp tính đa phần người bệnh đều khó phục hồi và chỉ 10 % có khả năng phục hồi lại sau quá trình chạy tim phổi ngoài nhân tạo do hội chứng đông đặc phổi cấp. Nếu bệnh nhân may mắn không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn, bác sĩ Nam cho biết.
SƠ ĐỒ CA BỆNH MỚI CẬP NHẬT 21/4/2020:
Phi cong nguoi Anh mac COVID-19 bi dong dac 1 ben phoi: Nguy hiem the nao?-Hinh-2
 

Phi cong nguoi Anh mac COVID-19 bi dong dac 1 ben phoi: Nguy hiem the nao?-Hinh-3
 


 
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)