Những sai lầm khi nấu ăn có thể gây ung thư

Google News

Dù tự mình chế biến món ăn nhưng chỉ cần sai sót một chút, bạn cũng có thể biến chúng thành thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho cả gia đình.

Không lựa chọn dầu ăn phù hợp

Nhiều người nghĩ rằng tất cả các dầu ăn trên thị trường đều giống nhau. Song điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo đó, các thương hiệu kém uy tín hoặc dầu ăn tự làm được bán giá rẻ thường khả năng cao được tạo ra từ nguyên liệu bẩn, mốc không đảm bảo. Chúng chứa rất nhiều aflatoxin là chất gây ung thư số 1 cho cơ thể.

Để dầu ăn trên chảo nóng già, bốc khói

Nhiều bà nội trợ có thói quen cho dầu ăn trên chảo nóng già, thậm chí bốc khói mới bắt đầu cho thực phẩm vào rán hay xào. Tuy nhiên, đây là cách chế biến sai lầm vì khi dầu ăn bốc khói chính là lúc các thành phần bị biến đổi, nếu tiếp tục xào nấu sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư, có hại cho cơ thể.

Tái sử dụng dầu thừa

Dùng đi dùng lại nhiều lần dầu rán thức ăn trong nhiệt độ cao sẽ làm dầu bị ôxy hóa. Tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe và còn gây ra ung thư. Các vitamin A, E trong dầu sẽ bị phá hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ gây ra các phản ứng hóa học, sản sinh ra các chất andehit, chất ôxy hóa, perocid… đều là những chất rất có hại cho cơ thể.

Nhiệt độ dầu càng cao, số lần dùng dầu đã qua sử dụng càng nhiều thì chất độc hại sinh ra càng nhiều. Trong những chất đó có những chất gây ra ô nhiễm không khí, người hít vào cũng độc hại. Có chất lại lắng lẫn vào trong dầu, người ăn vào rất hại. Nhẹ thì làm cho chóng mặt, buồn nôn, nôn ọe, đau bụng, thở khó, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, tứ chi mệt mỏi. Ăn lâu dài còn có thể bị ung thư.

Để phòng chống sự nguy hại đó, trước hết cần khống chế nhiệt độ khi đun nấu. Có nghĩa là không nên để dầu bốc khói. Hai là không dùng lại dầu đã qua sử dụng nhiều lần. Đây là cách bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho gia đình của bạn.

Nhung sai lam khi nau an co the gay ung thu

Đậy nắp lại khi nấu món xào

Để thực phẩm nhanh chín và mềm hơn các bà nội trợ thường đậy kín vung nồi khi chế biến món xào. Nhưng đây lại là thói quen được cần phải bỏ gấp vì không chỉ khiến đồ ăn mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe cả gia đình.

Khi nấu dù bạn cẩn thận đến mấy cũng không tránh được việc sản sinh ra lượng khói lớn – quá trình của việc đun nấu dầu và thức ăn ở nhiệt độ cao.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khói dầu gây hại cho sức khỏe không khác gì khói thuốc lá, nếu hít nhiều sẽ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tức ngực, đau đầu. Về lâu dài có nguy cơ cao bị ung thư phổi.

Để hạn chế điều này bạn hãy tập thói quen mở nắp vung nồi khi đun nấu, phòng bếp cũng cần được thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hoặc lắp đặt hệ thống hút mùi.

Chiên giòn khoai tây và các thực phẩm nhiều tinh bột

Khoa học đã chứng minh, các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,… khi tiếp xúc với dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide – chất gây ung thư đường ruột nghiêm trọng.

Rã đông thực phẩm không đúng cách

Công việc bận rộn khiến các bà nội trợ thường để những thực phẩm như cá, thịt,… và những đồ ăn trong tủ đông vào ngay lò vi sóng để rã đông đồ ăn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên rã đông không đúng cách sẽ gây ra các nguy hại. Đây là sai lầm khi nấu ăn nhiều người mắc phải nhất.

Nhung sai lam khi nau an co the gay ung thu-Hinh-2

Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần

Cất trữ thức ăn thừa và hâm nóng trước khi ăn là thói quen của rất nhiều người. Đây cũng là một cách tốt để tránh lãng phí thức ăn, giúp bạn tiết kiệm chi phí. Tuy vậy, cách này chưa hẳn đã tốt cho sức khỏe của cả gia đình bạn. Sai lầm khi nấu ăn không giúp tiết kiệm được mà còn gây hại rất lớn.

Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản sinh ra chất gây ung thư.

Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh

Để tiết kiệm thời gian đi chợ rất nhiều bà nội trợ có thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài. Điều này không chỉ làm thịt mất đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể. Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá mà thôi. Tùy vào từng loại thực phẩm khác nhau sẽ có thời gian bảo quản khác nhau. Để có thể giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Bỏ nhiều muối

Tiêu thụ nhiều muối dễ dẫn tới bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan giữa lượng muối sử dụng mỗi ngày với nguy cơ ung thư dạ dày. Người càng ăn mặn càng tăng nguy cơ ung thư. Bởi áp suất thẩm thấu cao của muối làm hỏng niêm mạc dạ dày. Về lâu dài có thể gây ra một loại các bệnh lý nguy hiểm.

Chế biến tỏi ngay sau khi đập dập, băm nhỏ

Nếu bạn có thói quen chế biến tỏi ngay sau khi đập dập, băm nhỏ thì nên thay đổi bằng cách đợi khoảng 5 phút. Thời gian này là cần thiết để diễn ra quá trình chuyển đổi alliin với allicin trong tỏi, rất tốt cho sức khỏe. Điều đặc biệt là quá trình này chỉ diễn ra khi đã đập dập và băm nhỏ, vì vậy, nếu bạn chế biến luôn sẽ không đủ thời gian để phản ứng xảy ra

Cắt nhỏ thịt ngay sau khi nấu xong

Bạn cảm thấy quá đói và muốn thưởng thức ngay món thịt vừa chế biến ngay sau khi tắt bếp. Bạn cắt (thái) thịt ngay lập tức mà không chờ thêm một khoảng thời gian để thịt nguội.

Điều này làm một lượng dinh dưỡng đáng kể trong thịt bị mất đi bởi cắt nó quá sớm sẽ khiến phần nước bên trong tràn ra ngoài mà không kịp ngấm kĩ.

Sau khi nấu, hãy để miếng thịt từ 10-15 phút, cho nước được ngấm đều vào từng thớ thịt rồi mới đem đi thái nhỏ.

Theo Thanh Huyền/Tienphong

>> xem thêm

Bình luận(0)