Dì Lý thu hoạch được nhiều dương xỉ non ăn không hết, mang biếu dì Vương. Không ngờ người hàng xóm lại từ chối, cho rằng dương xỉ ngon nhưng có thể gây ung thư. Nghe thấy vậy, dì Lý rất hoang mang bởi cả nhà có thói quen ăn dương xỉ non từ lâu. (Ảnh: 39Health)Được biết, dương xỉ non (bracken, rau dớn) là một trong những loại rau rừng được thu hoạch rộ vào mùa xuân. Rau ăn giòn ngon song nhiều người e ngại, lo lắng rằng ăn nhiều sẽ gây bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)Về vấn đề này, năm 1983, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện những người thường ăn dương xỉ dễ có các khối u ác tính như ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Phát hiện dấy lên nghi ngờ ăn dương xỉ làm tăng nguy cơ ung thư. (Ảnh minh họa)Năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại dương xỉ thuộc nhóm chất gây ung thư nhóm 2B. Điều này đồng nghĩa nó được chứng minh gây ung thư ở động vật và có thể gây ung thư ở người. Được biết, mối nguy sức khỏe bắt nguồn từ thành phần protofern, flavonoid và fern lactam. (Ảnh minh họa)Vậy nhưng, tiêu thụ lượng lớn, thời gian dài những chất trên mới tăng nguy cơ ung thư. Hơn nữa, ung thư thường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Nói ăn dương xỉ 100% gây ung thư là phóng đại. Ăn lượng nhỏ, thi thoảng ăn sẽ không gây bệnh. (Ảnh minh họa)Bên cạnh việc phân tích mối nguy ung thư của việc ăn dương xỉ, chuyên gia còn chỉ ra 4 loại “rau ung thư” dưới đây, ăn nhiều dễ gây hại sức khỏe. (Ảnh: 39Health)1. Cải thảo “nhúng” formaldehyde. Cải thảo canh tác hữu cơ chứa nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe. Vậy nhưng, nhiều thương nhân sẵn sàng “nhúng” cải thảo trong formaldehyde để rau có mẫu mã đẹp, bảo quản được lâu hơn. (Ảnh: 39Health)Mặc dù formaldehyde dễ tan trong nước, dễ bay hơi song vẫn có thể tồn đọng trên rau, tiềm ẩn mối nguy sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, formaldehyde gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, thậm chí gây ung thư vòm họng. (Ảnh: 39Health)Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại formaldehyde là một trong những chất gây ung thư. Ảnh minh họa.2. Mộc nhĩ tươi có chứa “porphyrin”. Mộc nhĩ tươi chứa porphyrin có thể gây mẩn ngứa, viêm da cơ địa và một số vấn đề sức khỏe khác. Đáng lưu ý, porphyrin không tan trong nước nên rất khó có thể làm sạch. Để an toàn, loại nấm này cần được phơi khô. (Ảnh minh họa)Đáng lưu ý, mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ khiến vi khuẩn Pseudomonas phát triển mạnh. Vi khuẩn này tiết ra độc tố chết người là “axit lên men gạo”, gây tỷ lệ tử vong tới 50%. Vì vậy, bạn không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu. Nấm ngâm xong nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)3. Cà chua xanh. Cà chua xanh chứa tomatine, ăn lượng lớn dễ gây ngộ độc. Ước tính, chỉ cần tiêu thụ 0,2-0,4g tomatine cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh họa)4. Đậu lăng sống. Đậu lăng chứa thành phần lectin. Nếu ăn sống, lectin trong đậu có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên chế biến đậu lăng chín kỹ rồi mới thưởng thức, tránh những rủi ro không đáng có. (Ảnh minh họa) Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THDT)
Dì Lý thu hoạch được nhiều dương xỉ non ăn không hết, mang biếu dì Vương. Không ngờ người hàng xóm lại từ chối, cho rằng dương xỉ ngon nhưng có thể gây ung thư. Nghe thấy vậy, dì Lý rất hoang mang bởi cả nhà có thói quen ăn dương xỉ non từ lâu. (Ảnh: 39Health)
Được biết, dương xỉ non (bracken, rau dớn) là một trong những loại rau rừng được thu hoạch rộ vào mùa xuân. Rau ăn giòn ngon song nhiều người e ngại, lo lắng rằng ăn nhiều sẽ gây bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)
Về vấn đề này, năm 1983, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện những người thường ăn dương xỉ dễ có các khối u ác tính như ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Phát hiện dấy lên nghi ngờ ăn dương xỉ làm tăng nguy cơ ung thư. (Ảnh minh họa)
Năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại dương xỉ thuộc nhóm chất gây ung thư nhóm 2B. Điều này đồng nghĩa nó được chứng minh gây ung thư ở động vật và có thể gây ung thư ở người. Được biết, mối nguy sức khỏe bắt nguồn từ thành phần protofern, flavonoid và fern lactam. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng, tiêu thụ lượng lớn, thời gian dài những chất trên mới tăng nguy cơ ung thư. Hơn nữa, ung thư thường là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Nói ăn dương xỉ 100% gây ung thư là phóng đại. Ăn lượng nhỏ, thi thoảng ăn sẽ không gây bệnh. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh việc phân tích mối nguy ung thư của việc ăn dương xỉ, chuyên gia còn chỉ ra 4 loại “rau ung thư” dưới đây, ăn nhiều dễ gây hại sức khỏe. (Ảnh: 39Health)
1. Cải thảo “nhúng” formaldehyde. Cải thảo canh tác hữu cơ chứa nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe. Vậy nhưng, nhiều thương nhân sẵn sàng “nhúng” cải thảo trong formaldehyde để rau có mẫu mã đẹp, bảo quản được lâu hơn. (Ảnh: 39Health)
Mặc dù formaldehyde dễ tan trong nước, dễ bay hơi song vẫn có thể tồn đọng trên rau, tiềm ẩn mối nguy sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, formaldehyde gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, thậm chí gây ung thư vòm họng. (Ảnh: 39Health)
Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại formaldehyde là một trong những chất gây ung thư. Ảnh minh họa.
2. Mộc nhĩ tươi có chứa “porphyrin”. Mộc nhĩ tươi chứa porphyrin có thể gây mẩn ngứa, viêm da cơ địa và một số vấn đề sức khỏe khác. Đáng lưu ý, porphyrin không tan trong nước nên rất khó có thể làm sạch. Để an toàn, loại nấm này cần được phơi khô. (Ảnh minh họa)
Đáng lưu ý, mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ khiến vi khuẩn Pseudomonas phát triển mạnh. Vi khuẩn này tiết ra độc tố chết người là “axit lên men gạo”, gây tỷ lệ tử vong tới 50%. Vì vậy, bạn không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu. Nấm ngâm xong nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)
3. Cà chua xanh. Cà chua xanh chứa tomatine, ăn lượng lớn dễ gây ngộ độc. Ước tính, chỉ cần tiêu thụ 0,2-0,4g tomatine cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh họa)
4. Đậu lăng sống. Đậu lăng chứa thành phần lectin. Nếu ăn sống, lectin trong đậu có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên chế biến đậu lăng chín kỹ rồi mới thưởng thức, tránh những rủi ro không đáng có. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THDT)