Đắp mặt nạ hàng ngày
Ngày nào cũng đắp. Mặt nạ là nguồn dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ da nhưng không nên dùng hàng ngày, trừ khi cần thiết. Một số mặt nạ chế biến sẵn có ghi rõ thời hạn, chu kỳ sử dụng, ví dụ, 5 ngày một liệu trình hoặc 10 ngày dùng 3 miếng. Muốn đạt được hiệu quả tốt bạn nên tuân thủ theo nguyên tắc qui định.
Lạm dụng đắp mặt nạ, thậm chí 1 ngày đắp nhiều lần sẽ rất dễ gây dị ứng và khiến lớp biểu bì non trên da mặt mất khả năng đề kháng. Bạn chỉ nên đắp mặt nạ không quá 2 lần 1 tuần. Trước khi đặp mặt nạ tẩy da chết hoặc mặt nạ dưỡng da, bạn cũng cần lưu ý làm sạch da mặt với sữa rửa mặt. Sau khi đắp mặt nạ, nên sử dụng toner hoặc kem dưỡng ẩm để giúp làm dịu da mặt, giữ lại lượng ẩm cần thiết cho da.
Đắp mặt nạ quá dày
Nếu đắp mặt nạ quá dày, bạn đang rất lãng phí sản phẩm, hơn nữa thời gian lưu mặt nạ trên da sẽ khá lâu cho đến khi mặt nạ khô có thể gây ra tình trạng bít lỗ chân lông. Tuy nhiên, nếu bạn đắp mặt nạ quá mỏng, bạn lại vô tình vô hiệu hóa các dưỡng chất có trong mặt nạ do lượng mặt nạ không đủ để cung cấp các chất cần thiết cho da. Tốt nhất, bạn chỉ nên thoa một lớp vừa đủ che phủ hết bề mặt da, tránh việc "trát" mặt nạ lên mặt hoặc tiết kiệm mà thoa mặt nạ như kem dưỡng.
Để mặt nạ để qua lâu trên da
Một số bạn hay có lầm tưởng càng để mặt nạ lâu trên da thì càng hiệu quả. Thế nhưng, việc để mặt nạ trên da trong bao lâu lại là điều bạn nên tuân thủ theo 2 yếu tố: loại mặt nạ (thành phần sử dụng trong mặt nạ) và loại da (tình trạng da) của bạn.
Nếu đó là các loại mặt nạ ngủ, đương nhiên bạn có thể yên tâm để mặt nạ trên da qua đêm. Đối với các loại mặt nạ tẩy da chết, 15 – 20 phút là thời gian lý tưởng. Mặt nạ cấp ẩm có thể để lâu hơn, từ 20 – 25 phút. Tương tự như vậy, với làn da nhạy cảm, bạn chỉ nên để mặt nạ trên da từ 10 – 15 phút. Nếu da của bạn là da thường, thời gian này có thể kèo dài hơn 5 – 10 phút. Tốt nhất, hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên mặt nạ và cân nhắc kĩ lưỡng về làn da của mình.
Có một thói quen của nhiều chị em là đắp mặt nạ nằm xem phim, đọc truyện, đọc báo thậm chí là ngủ. Những việc làm này sẽ khiến bạn bị phân tán tư tưởng, quên mất thời gian phải bỏ mặt nạ đi. Điều này sẽ trở thành điểm ‘tiêu cực’ cho làn da của bạn. Việc lưu giữ quá lâu dưỡng chất trên da sẽ không làm tăng hiệu quả mà còn làm da bị bưng bít, thiếu oxy. Ngoài ra, khi mặt nạ để lâu khô đi, da cũng bị mất nước theo.
Dùng sữa rửa mặt ngay sau khi đắp mặt nạ
Nếu bạn sử dụng sữa rửa mặt sau khi đắp mặt nạ thì có 1 lời khuyên dành cho bạn đó là: Thà đừng đắp mặt nạ cho đỡ phí. Sữa rửa mặt sẽ lấy đi toàn bộ dưỡng chất mà da bạn đã mất rất nhiều công sức để hấp thụ. Kể cả đó là mặt nạ tẩy da chết, bạn cũng không nên dùng sửa rửa mặt sau khi đắp do chúng sẽ khiến da dễ bị mòn và mỏng.
Thêm vào đó, bạn cũng cần lưu ý nên dùng nước ấm để rửa mặt sau khi đắp mặt nạ. Nước nóng dễ gây bỏng và khiến da khô trong khi nước lạnh lại gây bít tắc lỗ chân lông. Nhiệt độ lý tưởng là từ 40 – 45 độ C. Bạn có thể dùng phần cổ tay để thử độ nóng của nước do đây là vùng da khá mỏng và nhạy cảm, bạn sẽ cảm nhận nhiệt độ của nước khi lên da mặt chính xác hơn
Đắp mặt nạ khi chưa làm sạch da. Hầu hết các chị em đi làm về tranh thủ buổi trưa nghỉ ngơi rồi đắp mặt luôn. Thói quen này là tốt nhưng các chị nhớ phải rửa mặt thật sạch trước và sau khi đắp mặt. Đây là một trong những nguyên tắc cần thiết phải thực hiện. Việc đắp mặt nạ trong lúc da bẩn không chỉ ảnh hưởng đến mức độ thẩm thấu mà còn khiến vi khuẩn trên bề mặt có điều kiện tấn công da trong môi trường ẩm ướt.
Sử dụng thường xuyên mặt nạ dạng lột da
Mặt nạ dạng lột (hoặc dính) có hiệu quả nhanh chóng cho phần đông người sử dụng và họ thường ca ngợi nó. Tất nhiên, mặt nạ dạng này có tác dụng cải thiện da khá rõ ràng nhưng do lúc bóc mặt nạ thường gây đau rát, tổn thương cho da. Điều này làm cho lỗ chân lông chẳng những không se khít mà còn to hơn và dễ gây dị ứng da.
Đắp nặt nạ khi không thư giãn
Mọi người thường tranh thủ thời gian tắm, làm việc nhà, nấu ăn...vừa đắp. Đây là cách để tiết kiệm thời gian nhưng không phải loại mặt nạ nào cũng thích hợp. Với cách đắp này, chỉ có mặt nạ hoa quả là hiệu quả nhất, còn mặt nạ chế biến sẵn đắp trực tiếp lên mặt thì không nên dùng, bởi hơi nước sẽ ngăn cản dưỡng chất từ mặt nạ tiếp xúc với da, ảnh hưởng đến hiệu quả của mặt nạ.
Đắp mặt nạ thường xuyên khi bị mụn
Da bị mụn tuyệt đối không nên đắp các loại mặt nạ có thành phần dưỡng chất không có tác dụng diệt khuẩn như: Dưa chuột, lòng đỏ trứng gà…Những dưỡng chất này không thể giúp bạn loại bỏ mụn mà còn là môi trường tốt để vi khuẩn mụn phát triển. Vì thế, khi da bị mụn, phải tìm hiểu thật kĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm đắp mặt nào.