Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh để phòng tránh nhiễm sán lợn. Đặc biệt, không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và các món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán.Nem chua sống được làm từ da lợn, thịt lợn, đường, gia vị... rồi cho lên men lactic. Trong quá trình chế biến và bảo quản, nếu không bảo đảm được vô trùng, món này rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn do nhiều dụng cụ, nơi sản xuất, người chế biến... Thính và thịt nếu để quá hạn và gặp môi trường ẩm cũng rất dễ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn độc hại.Ngoài ra, nem chua chỉ là món thịt tái, không được đun nấu kỹ càng nên người ăn rất dễ nhiễm sán lợn khi ăn phải nem được làm từ thịt lợn gạo chứa ấu trùng sán.Rau sống: Các loại rau sống như xà lách, mùi, húng, tía tô,... tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. Rau sẽ trở thành đường lây nhiễm bệnh nếu được tưới nước bẩn hay tiếp xúc với chất thải của người, động vật có chứa ấu trùng sán.Các loại rau này thường chỉ được rửa và ăn sống nên sẽ đưa ấu trùng gây bệnh vào thẳng cơ thể và dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá như: tiêu chảy, kiết lỵ,...Tiết canh: Ăn tiết canh lợn cũng là một trong những món ăn dễ gây nhiễm giun sán. Món ăn này được chế biến từ máu và các loại nội tạng của động vật mà không qua xử lý nhiệt nên gây ra nguy cơ mắc bệnh về tiêu hoá, giun sán hay viêm não.Lòng lợn: Bộ đôi tiết canh – lòng lợn sẽ cùng nhau song hành trong danh sách các món ăn có nguy cơ nhiễm giun sán cao. Nguyên nhân là do ấu trùng giun sán khi xâm nhập vào con lợn sẽ trú ngụ tại bộ phận này nên nếu không chế biến cẩn thận sẽ dễ nhiễm bệnh vào cơ thể người.Ốc: Những chú ốc thường “tự kỷ” ẩn sâu mình trong lớp bùn nên thường phải “cõng” thêm nhiều loại ký sinh trùng có hại. Thật đáng sợ, mỗi con ốc có thể chứa từ 3000 – 6000 ký sinh trùng giun ống. Các bác sĩ thường khuyến cáo chúng ta rằng, tuyệt đối không được ăn ống chín tái, loại bỏ ruột và não ốc để không nhiễm bệnh hay ngộ độc thực phẩm.Thịt bò tái, bò bít tết: Nhiều người cho rằng, thịt bò có thể ăn tái và nó sẽ có hương vị ngon hơn do không bị dai hay mất đi vị ngọt nguyên bản của thịt. Tuy nhiên, ăn thịt bò chín tái cũng là một trong những cách nhanh nhất để đưa ký sinh trùng vào cơ thể.Các chuyên gia y tế cảnh báo, tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan từ 31 – 98% và bệnh có diễn biến cấp tính, có thể nguy hiểm tới tính mạng.Gỏi hải sản: Tương tự như thịt bò tái, hải sản cũng là món ăn thường được ăn sống hoặc tái để giữ nguyên hương vị. Có thể kể tới rất nhiều món ăn điển hình như sushi, sashimi hay gỏi cá hồi,...Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận bởi khi ăn hải sản sống có thể chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho gan và túi mật gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy,...Ảnh: Internet.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh để phòng tránh nhiễm sán lợn. Đặc biệt, không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và các món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán.
Nem chua sống được làm từ da lợn, thịt lợn, đường, gia vị... rồi cho lên men lactic. Trong quá trình chế biến và bảo quản, nếu không bảo đảm được vô trùng, món này rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn do nhiều dụng cụ, nơi sản xuất, người chế biến... Thính và thịt nếu để quá hạn và gặp môi trường ẩm cũng rất dễ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn độc hại.
Ngoài ra, nem chua chỉ là món thịt tái, không được đun nấu kỹ càng nên người ăn rất dễ nhiễm sán lợn khi ăn phải nem được làm từ thịt lợn gạo chứa ấu trùng sán.
Rau sống: Các loại rau sống như xà lách, mùi, húng, tía tô,... tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. Rau sẽ trở thành đường lây nhiễm bệnh nếu được tưới nước bẩn hay tiếp xúc với chất thải của người, động vật có chứa ấu trùng sán.
Các loại rau này thường chỉ được rửa và ăn sống nên sẽ đưa ấu trùng gây bệnh vào thẳng cơ thể và dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá như: tiêu chảy, kiết lỵ,...
Tiết canh: Ăn tiết canh lợn cũng là một trong những món ăn dễ gây nhiễm giun sán. Món ăn này được chế biến từ máu và các loại nội tạng của động vật mà không qua xử lý nhiệt nên gây ra nguy cơ mắc bệnh về tiêu hoá, giun sán hay viêm não.
Lòng lợn: Bộ đôi tiết canh – lòng lợn sẽ cùng nhau song hành trong danh sách các món ăn có nguy cơ nhiễm giun sán cao. Nguyên nhân là do ấu trùng giun sán khi xâm nhập vào con lợn sẽ trú ngụ tại bộ phận này nên nếu không chế biến cẩn thận sẽ dễ nhiễm bệnh vào cơ thể người.
Ốc: Những chú ốc thường “tự kỷ” ẩn sâu mình trong lớp bùn nên thường phải “cõng” thêm nhiều loại ký sinh trùng có hại. Thật đáng sợ, mỗi con ốc có thể chứa từ 3000 – 6000 ký sinh trùng giun ống. Các bác sĩ thường khuyến cáo chúng ta rằng, tuyệt đối không được ăn ống chín tái, loại bỏ ruột và não ốc để không nhiễm bệnh hay ngộ độc thực phẩm.
Thịt bò tái, bò bít tết: Nhiều người cho rằng, thịt bò có thể ăn tái và nó sẽ có hương vị ngon hơn do không bị dai hay mất đi vị ngọt nguyên bản của thịt. Tuy nhiên, ăn thịt bò chín tái cũng là một trong những cách nhanh nhất để đưa ký sinh trùng vào cơ thể.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan từ 31 – 98% và bệnh có diễn biến cấp tính, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Gỏi hải sản: Tương tự như thịt bò tái, hải sản cũng là món ăn thường được ăn sống hoặc tái để giữ nguyên hương vị. Có thể kể tới rất nhiều món ăn điển hình như sushi, sashimi hay gỏi cá hồi,...
Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận bởi khi ăn hải sản sống có thể chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho gan và túi mật gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy,...Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.