Truyền thống ăn bí đỏ vào tết trung thu Trung Quốc bắt nguồn từ những người nghèo sống ở phía Nam sông Dương Tử. Tương truyền có một cô gái gia đình nghèo sống với bố mẹ gần đất xa trời. Một năm vào ngày rằm tháng tám cô mang hai quả bí đỏ về nhà nấu cho bố mẹ ăn và hai người bỗng nhiên khỏe lại. Từ đó, truyền thống ăn bí đỏ vào trung thu với mong muốn có sức khỏe tốt đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ốc sông là một đặc sản trung thu của thành phố Quảng Châu. Mặc dù trông không hấp dẫn lắm nhưng sau khi chế biến cùng một số loại gia vị đặc biệt thì món ốc sông không còn mùi tanh và rất hấp dẫn. Trung thu cũng là mùa ốc sông, người Trung Quốc tin rằng ăn ốc sông sẽ giúp sáng mắt. Vào trung thu người Trung Quốc ăn thịt vịt rất nhiều vì vịt mùa này thịt rất đậm. Người Phúc Kiến có truyền thống nấu thịt vịt với khoai sọ, còn người Giang Tô thì lại nấu thịt vịt với hoa mộc tê vì trung thu cũng là mùa hoa nở. Người Tứ Xuyên thì lại thích ăn thịt vịt nướng hoặc hun khói. Truyền thống ăn khoai sọ vào trung thu có từ thời nhà Thanh. Ở Triết Giang và Giang Tô, từ khoai sọ được phát âm gần giống với “may mắn ở bên trong” nên người ta tin rằng ăn khoai sọ có tác dụng xua đuổi vận đen và mang lại giàu có trong cả năm. Dưa hấu là món ăn không thể thiếu trong tết trung thu. Vì nhiều hạt nên quả dưa hấu biểu trưng cho sự giàu có còn hình tròn thì biểu trưng cho sum họp gia đình. Ở tỉnh Sơn Tây, quả dưa hấu còn được gọt tỉa thành hoa sen, biểu trưng của sự may mắn. Trong tiếng Hán phổ thông, từ “lê” trong quả lê đồng âm với từ “li” trong chia li. Vì vậy ăn quả lê vào dịp trung thu là thể hiện mong muốn tránh khỏi sự chia li cũng như thể hiện mong muốn đoàn tụ.Hàng năm, mùa trung thu cũng là mùa thu hoạch củ sen, một thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như đồng và các vitamin phức hợp để tăng sự thèm ăn. Củ sen hấp nhồi gạo nếp rồi dưới lên một lớp mật ong thoảng vị hoa mộc chi tượng trưng cho một cuộc sống sung sướng và an nhàn.Ngoài các món ăn trung thu kể trên thì hoa mộc chi còn được dùng để làm bánh và rượu, thể hiện mong muốn có cuộc sống sung sướng và đầy đủ các thành viên. Vào trung thu, cua lông có lẽ là thực phẩm được người Trung Quốc săn lùng nhiều nhất. Trung thu là mùa cua đẻ trứng, có nghĩa đây là mùa thịt cua lông ngon nhất. Một đĩa cua lông hấp bên trên có một chút dấm và gừng là món ăn không thể thiếu được trong bữa tiệc trung thu.
Truyền thống ăn bí đỏ vào tết trung thu Trung Quốc bắt nguồn từ những người nghèo sống ở phía Nam sông Dương Tử. Tương truyền có một cô gái gia đình nghèo sống với bố mẹ gần đất xa trời. Một năm vào ngày rằm tháng tám cô mang hai quả bí đỏ về nhà nấu cho bố mẹ ăn và hai người bỗng nhiên khỏe lại. Từ đó, truyền thống ăn bí đỏ vào trung thu với mong muốn có sức khỏe tốt đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Ốc sông là một đặc sản trung thu của thành phố Quảng Châu. Mặc dù trông không hấp dẫn lắm nhưng sau khi chế biến cùng một số loại gia vị đặc biệt thì món ốc sông không còn mùi tanh và rất hấp dẫn. Trung thu cũng là mùa ốc sông, người Trung Quốc tin rằng ăn ốc sông sẽ giúp sáng mắt.
Vào trung thu người Trung Quốc ăn thịt vịt rất nhiều vì vịt mùa này thịt rất đậm. Người Phúc Kiến có truyền thống nấu thịt vịt với khoai sọ, còn người Giang Tô thì lại nấu thịt vịt với hoa mộc tê vì trung thu cũng là mùa hoa nở. Người Tứ Xuyên thì lại thích ăn thịt vịt nướng hoặc hun khói.
Truyền thống ăn khoai sọ vào trung thu có từ thời nhà Thanh. Ở Triết Giang và Giang Tô, từ khoai sọ được phát âm gần giống với “may mắn ở bên trong” nên người ta tin rằng ăn khoai sọ có tác dụng xua đuổi vận đen và mang lại giàu có trong cả năm.
Dưa hấu là món ăn không thể thiếu trong tết trung thu. Vì nhiều hạt nên quả dưa hấu biểu trưng cho sự giàu có còn hình tròn thì biểu trưng cho sum họp gia đình. Ở tỉnh Sơn Tây, quả dưa hấu còn được gọt tỉa thành hoa sen, biểu trưng của sự may mắn.
Trong tiếng Hán phổ thông, từ “lê” trong quả lê đồng âm với từ “li” trong chia li. Vì vậy ăn quả lê vào dịp trung thu là thể hiện mong muốn tránh khỏi sự chia li cũng như thể hiện mong muốn đoàn tụ.
Hàng năm, mùa trung thu cũng là mùa thu hoạch củ sen, một thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như đồng và các vitamin phức hợp để tăng sự thèm ăn. Củ sen hấp nhồi gạo nếp rồi dưới lên một lớp mật ong thoảng vị hoa mộc chi tượng trưng cho một cuộc sống sung sướng và an nhàn.
Ngoài các món ăn trung thu kể trên thì hoa mộc chi còn được dùng để làm bánh và rượu, thể hiện mong muốn có cuộc sống sung sướng và đầy đủ các thành viên.
Vào trung thu, cua lông có lẽ là thực phẩm được người Trung Quốc săn lùng nhiều nhất. Trung thu là mùa cua đẻ trứng, có nghĩa đây là mùa thịt cua lông ngon nhất. Một đĩa cua lông hấp bên trên có một chút dấm và gừng là món ăn không thể thiếu được trong bữa tiệc trung thu.