Những loại khí độc hại trong nhà không phải ai cũng biết

Google News

Không khí để hít thở, để sống cần sạch sẽ, trong lành. Điều đó thật dễ hiểu và ai cũng biết. Nhưng thực tế không khí trong môi trường sống của chúng ta không như vậy.

Không khí không sạch, có nhiều loại khí độc tồn tại ở hầu hết các loại nhà ở, trong môi trường sống của con người. Không kể những loại khí đặc biệt gây độc hại phát sinh trong hoàn cảnh đặc biệt, thì trong môi trường nhà ở thường tồn tại những loại khí độc sau đây:
- Khí phát thải từ bếp nấu: Trong nhà bếp, các loại nhiên liệu phổ biến như than, dầu hỏa, khí gas khi cháy đều sinh ra các loại khí độc hại như Carbonic (CO2), Carbon ôxít (CO), Nitơ đioxit (NO2), Sunfurơ (SO2)… Các khí này đều gây độc hại đối với đường hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, làm suy giảm sức khỏe của con người. Các loại nhiên liệu trên khi cháy còn sinh ra chất Benzopyren - một chất gây ung thư mạnh. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy sử dụng khí gas nấu ăn có thể làm không khí trong nhà ô nhiễm gấp 2-5 lần không khí bình thường. Ngoài ra, nếu sử dụng chất đốt là khí gas mà rò rỉ còn có thể gây cháy nổ, hỏa hoạn rất nguy hiểm.
Nhung loai khi doc hai trong nha khong phai ai cung biet
Nhà bếp (Ảnh: Hà Thành)
- Khí phát thải từ phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh là nơi liên quan đến các hệ thống thoát nước, thoát chất thải, bể phốt nên thường xuyên có các loại khí đặc thù, đó là khí Metan (CH4), Amoniac (NH3), Hidro Sunfua (H2S), Carbonic (CO2), Carbon ôxít (CO) Các loại khí này đều là khí độc hại đối với sức khỏe. Đặc biệt khí Amoniac và Hidro Sunfua có mùi rất khó chịu. Đặc điểm của phòng vệ sinh là không gian nhỏ và nhiều khi không có cửa sổ thông thoáng nên các loại khí thải này thường làm “nhiễm độc” không gian này ở mức độ cao, lây lan ra cả những không gian kế cận, không gian chung trong nhà, ảnh hưởng đến mức độ tiện nghi sinh hoạt của người sử dụng.
Nhung loai khi doc hai trong nha khong phai ai cung biet-Hinh-2
Nhà vệ sinh
- Khí phát thải từ vật liệu xây dựng: Trong các loại vật liệu xây dựng dùng để tạo dựng nên các thành phần kiến trúc và nội thất, có một số vật liệu – tiêu biểu là sơn tường và gỗ công nghiệp có chứa các các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compound – VOC). Một số hợp chất VOC thường gặp bao gồm Formaldehyd, Benzen, Perchloroethyene… Các loại khí này thải vào không gian sống trong thời gian dài. VOC nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến hô hấp, hay mắt, mũi, cổ họng. Nặng hơn nữa có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, gan và thận. Thậm chí, VOC còn được biết đến là chất gây ung thư mức độ cao khi tiếp xúc nhiều với thời gian lâu dài. Trẻ em và những người bị hen suyễn dễ bị tác động xấu từ hợp chất này.
Với các loại khí độc tồn tại thường xuyên trong nhà, trong không gian sống như vậy, thì việc thải khí độc là rất cần thiết để đảm bảo không khí trong lành, nâng cao chất lượng sống và tăng độ an toàn cho sức khỏe. Việc thiết kế một hệ thống thông gió là hết sức cần thiết để cải thiện chất lượng không khí, nhất là đối với các không gian bếp và nhà vệ sinh. Sử dụng “vật liệu xanh” với những tiêu chuẩn VOC được chứng nhận cũng là điều cần thiết để môi trường sống trong lành, an toàn hơn.
Nhung loai khi doc hai trong nha khong phai ai cung biet-Hinh-3
Để thông gió cho nhà nên có cả hệ thống thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí (dùng quạt thông gió). Đó là việc thiết kế hệ thống cửa đi, cửa sổ hợp lý, thiết kế giếng trời để tăng cường thông gió. Các phòng bếp và vệ sinh nhất thiết phải có quạt thông gió (kể cả khi có cửa sổ thông gió tự nhiên). Trong điều kiện bình thường, thời tiết và khí hậu tốt nên mở cửa để không khí được luân chuyển, thải khí cũ và đón khí tươi vào.
Còn khi vì lý do gì đó không mở cửa để thông thoáng tự nhiên được hay các phòng không có cửa sổ thì cần sử dụng quạt thông gió. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại quạt thông gió sử dụng cho nhà ở, phố biến là loại quạt xuyên tường và âm trần, gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt./.
Theo Hà Thành/VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)