Một công nhân xây dựng Massachusetts, 54 tuổi, bị mất rất nhiều chất dinh dưỡng và tử vong sau khi ăn quá nhiều cam thảo đen.
Trước đó, nạn nhân đã chuyển từ loại kéo xoắn màu đỏ sang ăn kẹo cam thảo đen.
1. Tử vong khi ăn quá nhiều kẹo cam thảo đen
Khi khám nghiệm, các bác sĩ cho biết nạn nhân có lượng kali thấp đến mức nguy hiểm, gây ra hiện tượng rối loạn nhịp tim và một vài vấn đề khác. Mặc dù đã được cấp cứu và hô hấp nhân tạo nhưng nạn nhân vẫn không qua khỏi và tử vong vào ngày hôm sau.
|
Cam thảo dùng để nấu với nhân trần hoặc một số loại bào chế bằng dạng kẹo, thanh, có mùi hương thảo (Ảnh: Internet)
|
Tiến sĩ Neel Butala, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, giải thích: Kể cả khi bạn ăn một lượng cam thảo nhỏ cũng làm huyết áp tăng nhẹ, tùy thuộc vào hàm lượng tiêu thụ mà mức độ sẽ khác nhau.
Giải thích điều này, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, vấn đề nằm ở axit glycyrrhizic, được tìm thấy trong cam thảo đen và trong nhiều loại thực phẩm cũng như thực phẩm chức năng khác, có chứa chiết xuất từ rễ cam thảo. Các hợp chất này gây ra tình trạng thiếu kali và mất cân bằng các khoáng chất khác mà quan trọng nhất là mất chất điện giải.
Cũng theo cảnh báo của FDA, việc tiêu thụ hơn 57g cam thảo đen mỗi ngày, liên tục trong 14 ngày có thể dẫn đến những mối nguy về tim mạch, thể hiện rất rõ trên nhóm người 40 tuổi.
Ở nước ta, cam thảo hiện tại đang tồn tại ở một số dạng, phổ biến nhất là nấu với nhân trần hoặc một số loại bào chế bằng dạng kẹo, thanh, có mùi hương thảo. FDA cho phép tối đa 3,1% hàm lượng thực phẩm có axit glycyrrhizic, nhưng nhiều loại kẹo và các sản phẩm từ cam thảo khác không công bố hàm lượng cam thảo có trong đó.
Theo nghiên cứu, cam thảo đen được tạo ra từ chiết xuất từ gốc cây Glycyrrhiza glabra làm cho kẹo có vị ngọt, gốc có chứa glycyrrhizin. Đây là hoạt chất giúp cơ thể hấp thụ kali đúng cách, do vậy khi sử dụng quá nhiều glycyrrhizin, nồng độ kali sẽ giảm xuống dưới mức bình thường.
Kali và Natri được coi là cốt lõi trong việc duy trì một trái tim khỏe mạnh. Khi kali hạ xuống mức quá thấp. natri tương ứng quá cao có thể gây ra sự bất thường, mất cân bằng và làm rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đau tim.
2. Tiêu thụ Cam thảo đen như thế nào là hợp lý?
Cam thảo nói chung và cam thảo đen nói riêng đều cần tiêu thụ một cách đúng mức, tức là tuân theo hàm lượng tiêu chuẩn. Đối với người lớn, việc uống hơn 100g nước cam thảo mỗi ngày gây tăng huyết áp, giảm kali máu.
3. Ai cũng không sử dụng cam thảo đen?
Cam thảo đen là một loại thảo dược có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên lạm dụng mọi sản phẩm (kể cả thảo dược) cũng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và nguy hiểm cho người sử dụng. Một số nhóm người cần tránh xa cam thảo cũng như cam thảo đen, cụ thể:
- Người bị bệnh gan: Dùng cam thảo có thể cảm nhận các triệu chứng đau nhức vùng gan rõ hơn
- Người bị các bệnh lý về thận, đặc biệt là viêm thận.
- Trên bệnh nhân suy thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...cũng không nên sử dụng cam thảo.
- Các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo.
- Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
- Những người có cơ địa nóng trong, táo bón mạn tính hoặc trĩ, tốt nhất là nên tránh xa cam thảo, đặc biệt là cam thảo đen. Vì nếu sử dụng sẽ làm tăng các triệu chứng táo bón, đi ngoài đau buốt...
- Người bị viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
Nếu khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, việc sử dụng cam thảo đen cũng nên vừa phải, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo...để thay nước lọc.
Mặc dù đều là những loại thảo dược rất quý, tuy nhiên những hoạt chất có trong cam thảo và cam thảo đen có thể tác động xấu đến cơ thể nếu như người sử dụng lạm phát.