Nam sinh 15 tuổi qua đời tại Bệnh viện Nhi đồng 1, trưa 14/10, do mắc lao ruột. Cụ thể, nguyên nhân tử vong là vi trùng lao tấn công đa cơ quan, khiến hai phổi thâm nhiễm, thủng ruột hoại tử, viêm phúc mạc.
Thông tin từ một bác sĩ bệnh viện cho biết, một tháng trước khi nhập viện, bệnh nhi thi thoảng đau bụng, sụt cân khoảng 5 kg kèm theo sốt nhẹ. Từ cân nặng 30 kg, em sụt còn 24 kg, da bọc xương. Vì gia đình hoàn cảnh khó khăn nên bệnh nhân chưa được đi khám kịp thời.
Đêm 13/10, bệnh nhi được gia đình đưa nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều, đi không vững.
|
Nam sinh lớp 10 tử vong do vi trùng lao tấn công đa cơ quan, khiến hai phổi thâm nhiễm, thủng ruột hoại tử, viêm phúc mạc. Ảnh minh họa. |
Hình ảnh siêu âm bụng cho thấy một đoạn ruột bệnh nhi bị thủng gây viêm phúc mạc. Bác sĩ quyết định mổ khẩn cấp, can thiệp trước khi xảy ra biến chứng nguy hiểm hơn. Khi mở ổ bụng, đoạn ruột đã hoại tử tím đen, phải cắt bỏ và nối hai đầu phần ruột lành với nhau.
Mổ xong cũng là lúc có kết quả xét nghiệm: bệnh nhi bị lao đa cơ quan gồm phổi, ruột và phúc mạc.
Mặc dù, được điều trị tích cực nhưng diễn biến bệnh ngày càng nặng và bệnh nhi đã tử vong vào ngày 14/10.
Bác sĩ nhận định em mắc lao do sống trong môi trường ẩm thấp, bụi bẩn không đảm bảo vệ sinh, hoặc tiếp xúc với nguồn lây nhiễm trong cộng đồng. Thể trạng bệnh nhân yếu, hệ thống miễn dịch kém, khi tiếp xúc với nguồn lao thì cơ thể không có sẵn kháng nguyên nên không chống đỡ nổi sự tấn công của vi trùng lao.
Mời độc giả xem video "Sự thật về "tài năng" của thầy lang chữa bệnh ung thư". Nguồn: VTV24.
Lao là bệnh lý nhiễm khuẩn của toàn xã hội hiện nay, có khả năng lây lan và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Trong đó, lao đường ruột là một loại lao rất phổ biến những những nước đang trong thời kỳ phát triển, ít có triệu chứng lâm sàng điển hình và có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm gây ra bởi lao ruột.
Bệnh lao ruột có nguy hiểm không?
Bệnh lý lao đường ruột là bệnh xã hội, có khả năng lây lan nên rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng thì có rất nhiều trường hợp lao ruột được phát hiện và chữa trị từ giai đoạn đầu, kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị gồm 2 giai đoạn tấn công, duy trì cũng như không tự ý bỏ trị thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Một vấn đề nguy hiểm nhất đối với lao ruột đó là biến chứng tắc ruột mà nó gây ra, cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời những tình huống tắc ruột để phẫu thuật ngay cho bệnh nhân, nếu không có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Các biến chứng khác do lao ruột gây ra cũng cần can thiệp phẫu thuật kịp thời bao gồm thủng phúc mạc, viêm phúc mạc...
|
Lao ruột dễ dẫn tới biến chứng tắc ruột. Ảnh minh họa. |
Về chế độ ăn uống, bệnh nhân lao đường ruột không nên ăn những thức ăn quá đặc và gây táo bón vì có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Bệnh nhân nên duy trì một chế độ ăn bao gồm những thực phẩm ở dạng lỏng, mềm, có khả năng tiêu hóa tốt và tăng cường rau xanh trong thực đơn hàng ngày để tăng khả năng nhuận trường.
Lao đường ruột là bệnh lý nhiễm khuẩn lao nguy hiểm, có khả năng lây lan cho xã hội và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cấp tính cho bệnh nhân. Vì vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ lao ruột thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị theo phác đồ.
Lao ruột hay lao phúc mạc là bệnh hiếm gặp tại Việt Nam. Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, trẻ được tiêm vaccine lao ruột, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng này suốt đời.
Bệnh lao hiện có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, phát hiện chậm, người bệnh bị kháng thuốc, việc điều trị khó khăn hơn.
Bác sĩ khuyến cáo rằng bệnh lao có thể phòng ngừa bằng vaccine và thuốc điều trị được miễn phí, song, phụ huynh cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các mũi để phòng căn bệnh này.