Đuối nước. Trẻ em vốn hiếu động, lại không ý thức được các mối nguy xung quanh nên chỉ lơ là một chút là hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đặc biệt, lũ lụt miền Trung với nước sông, suối, ao hồ dâng cao, chảy xiết làm thay đổi dòng chảy bình thường nên qua lại khu vực này rất dễ bị tai nạn.Thường nước lũ chảy rất mạnh và xiết, vùng ngập nước rộng kèm theo nhiều dị vật trong nước nên để cứu những đứa trẻ bị nạn thường vô cùng khó khăn. Chỉ khoảng 5 phút bị chìm trong nước lũ lụt thì khả năng bé bị chết đuối đã lên tới 90%.Để phòng tai nạn, cần hạn chế cho trẻ đi qua chỗ ngập, nước chảy xiết. Nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước cần có phao cứu sinh hoặc đi cùng người lớn để có thể hỗ trợ bé khi cần thiết.Điện giật. Lũ lụt nước tràn vào nhà khiến hệ thống điện có thể trở nên mất an toàn. Tốt nhất, nên ngắt cầu dao điện để phòng ngừa các trường hợp xấu. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn tuyệt đối không lại gần.Chấn thương do nhà sập, cây đè, té ngã. Chấn thương này thường gặp nhiều với trẻ ở vùng núi. Khi lũ quét, lũ ống kéo về sẽ kéo theo đất đá, nhà cửa, làm sạt lở đồi núi khiến một lượng lớn đất đá đổ xuống trong thời gian ngắn. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nạn nhất vì không thể tự vệ, chạy trốn kịp thời.Sét đánh. Mưa lớn kèm giông tố, sấm chớp trong những ngày mưa lũ miền Trung đe dọa trực tiếp an toàn tính mạng. Để an toàn, khi thấy chuyển mưa dông cần nhanh chóng về nhà; không tránh mưa dưới các gốc cây to hoặc vui đùa trước hiên.Các bệnh đường hô hấp. Mưa bão kéo dài còn làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Các dấu hiệu mắc bệnh sau những ngày mưa bão gồm: đau họng, sốt, khàn tiếng, ho, sổ mũi... Là bệnh lý thường gặp song cần điều trị dứt điểm bởi hệ miễn dịch trẻ non yếu, có thể biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi nghiêm trọng.Các bệnh về da. Điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh các bệnh ngoài da như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa…Tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp gia tăng đáng kể sau mưa bão, do nguồn nước ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác E.coli, Campylobacterr... gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác.Đặc biệt, đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.Mời đọc giả xem video: Ngoại thành Hà Nội biến thành bãi biển khổng lồ vì lũ lụt. Nguồn: Thanh Niên.
Đuối nước. Trẻ em vốn hiếu động, lại không ý thức được các mối nguy xung quanh nên chỉ lơ là một chút là hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đặc biệt, lũ lụt miền Trung với nước sông, suối, ao hồ dâng cao, chảy xiết làm thay đổi dòng chảy bình thường nên qua lại khu vực này rất dễ bị tai nạn.
Thường nước lũ chảy rất mạnh và xiết, vùng ngập nước rộng kèm theo nhiều dị vật trong nước nên để cứu những đứa trẻ bị nạn thường vô cùng khó khăn. Chỉ khoảng 5 phút bị chìm trong nước lũ lụt thì khả năng bé bị chết đuối đã lên tới 90%.
Để phòng tai nạn, cần hạn chế cho trẻ đi qua chỗ ngập, nước chảy xiết. Nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước cần có phao cứu sinh hoặc đi cùng người lớn để có thể hỗ trợ bé khi cần thiết.
Điện giật. Lũ lụt nước tràn vào nhà khiến hệ thống điện có thể trở nên mất an toàn. Tốt nhất, nên ngắt cầu dao điện để phòng ngừa các trường hợp xấu. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn tuyệt đối không lại gần.
Chấn thương do nhà sập, cây đè, té ngã. Chấn thương này thường gặp nhiều với trẻ ở vùng núi. Khi lũ quét, lũ ống kéo về sẽ kéo theo đất đá, nhà cửa, làm sạt lở đồi núi khiến một lượng lớn đất đá đổ xuống trong thời gian ngắn. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nạn nhất vì không thể tự vệ, chạy trốn kịp thời.
Sét đánh. Mưa lớn kèm giông tố, sấm chớp trong những ngày mưa lũ miền Trung đe dọa trực tiếp an toàn tính mạng. Để an toàn, khi thấy chuyển mưa dông cần nhanh chóng về nhà; không tránh mưa dưới các gốc cây to hoặc vui đùa trước hiên.
Các bệnh đường hô hấp. Mưa bão kéo dài còn làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Các dấu hiệu mắc bệnh sau những ngày mưa bão gồm: đau họng, sốt, khàn tiếng, ho, sổ mũi... Là bệnh lý thường gặp song cần điều trị dứt điểm bởi hệ miễn dịch trẻ non yếu, có thể biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi nghiêm trọng.
Các bệnh về da. Điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh các bệnh ngoài da như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa…
Tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp gia tăng đáng kể sau mưa bão, do nguồn nước ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác E.coli, Campylobacterr... gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác.
Đặc biệt, đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.
Mời đọc giả xem video: Ngoại thành Hà Nội biến thành bãi biển khổng lồ vì lũ lụt. Nguồn: Thanh Niên.