Đặc sản mắm tôm Hậu Lộc trứ danh của Thanh Hóa được chế biến từ con moi biển, còn gọi là ruốc biển, ruốc hôi..., ủ với muối, phơi nắng theo phương pháp truyền thống. Theo các nguồn tư liệu, nghề chế biến mắm tôm Hậu Lộc có từ thế kỷ 12, khoảng 800 năm trước, từ khi thành lập làng cá Diêm Phố, nay là xã Ngư Lộc của huyện Hậu Lộc, một huyện đồng bằng ven biển ở Thanh Hóa. Ảnh: Saphavi.Một số địa phương Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có đặc sản mắm rươi, mắm cáy đặc sắc. Nguyên liệu chính để làm mắm là rươi, cáy sống ở vùng nước lợ ven biển ở đây, được chế biến công phu. Mắm rươi, mắm cáy thường được dùng để chấm rau luộc, thịt luộc... Ảnh: Dacsandongtrieu.Mắm sò Lăng Cô là một trong những đặc sản mắm nổi tiếng ở Thừa Thiên - Huế. Lăng Cô hiện là thị trấn thuộc huyện Phú Lộc của tỉnh này, có vịnh biển đẹp. Nguyên liệu để làm mắm sò là sò lông, thường được người dân địa phương gọi là con sặc. Ảnh: Quahueonline.Vùng biển Bình Định, Phú Yên có đặc sản mắm mực độc đáo, với màu ánh đen đặc trưng. Người ta dùng những con mực nhỏ cỡ ngón tay cái, thường gọi là mực cơm, mực sữa để muối mắm. Mắm mực pha với tỏi, ớt có thể ăn cùng bún, thịt luộc, rau thơm... hấp dẫn. Ảnh: Voso.Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, mắm ruốc khá phổ biến, được làm từ mắm sống cùng với tỏi, ớt, đường, me... nấu lên, cho ra hỗn hợp mắm ruốc đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hấp dẫn. Mắm ruốc có thể dùng để chấm xoài, cóc, ổi, bánh tráng mỏng, bánh tráng nướng... Cầu kỳ hơn, người ta cũng phết mắm ruốc lên bánh tráng, thêm trứng, hành lá, nem, chả... rồi nướng lên. Ảnh: Wheretoeat.inphanthiet.Vùng đất Gò Công ở Tiền Giang có đặc sản mắm tôm chà nổi tiếng. Người ta sử dụng tôm đất, tôm bạc tươi sống, làm sạch, ngâm qua rượu, giã nhuyễn với tỏi, ớt, muối... Hỗn hợp tôm sau khi ủ được chà qua rây để gạn thịt, đem phơi nắng. Khi thưởng thức, thực khách sẽ pha mắm tôm chà với chút chanh, đường, tỏi, ớt... để làm nước chấm. Ảnh: Bep.nha.punn.Mắm ba khía là đặc sản trứ danh của miền Tây Nam Bộ. Nguyên liệu để làm mắm là con ba khía, trông khá giống cua đồng, trên mai có 3 khía (3 gạch). Mắm ba khía có hương vị đậm đà, thơm nồng. Tùy vào kích thước lớn, nhỏ của ba khía mà sản phẩm mắm có giá bán khác nhau. Ảnh: Minh Hằng. Món mắm thái nổi tiếng miền Tây Đến Châu Đốc (An Giang), du khách nên thử món đặc sản được làm từ cá tươi nổi tiếng bậc nhất nơi đây.
Đặc sản mắm tôm Hậu Lộc trứ danh của Thanh Hóa được chế biến từ con moi biển, còn gọi là ruốc biển, ruốc hôi..., ủ với muối, phơi nắng theo phương pháp truyền thống. Theo các nguồn tư liệu, nghề chế biến mắm tôm Hậu Lộc có từ thế kỷ 12, khoảng 800 năm trước, từ khi thành lập làng cá Diêm Phố, nay là xã Ngư Lộc của huyện Hậu Lộc, một huyện đồng bằng ven biển ở Thanh Hóa. Ảnh: Saphavi.
Một số địa phương Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có đặc sản mắm rươi, mắm cáy đặc sắc. Nguyên liệu chính để làm mắm là rươi, cáy sống ở vùng nước lợ ven biển ở đây, được chế biến công phu. Mắm rươi, mắm cáy thường được dùng để chấm rau luộc, thịt luộc... Ảnh: Dacsandongtrieu.
Mắm sò Lăng Cô là một trong những đặc sản mắm nổi tiếng ở Thừa Thiên - Huế. Lăng Cô hiện là thị trấn thuộc huyện Phú Lộc của tỉnh này, có vịnh biển đẹp. Nguyên liệu để làm mắm sò là sò lông, thường được người dân địa phương gọi là con sặc. Ảnh: Quahueonline.
Vùng biển Bình Định, Phú Yên có đặc sản mắm mực độc đáo, với màu ánh đen đặc trưng. Người ta dùng những con mực nhỏ cỡ ngón tay cái, thường gọi là mực cơm, mực sữa để muối mắm. Mắm mực pha với tỏi, ớt có thể ăn cùng bún, thịt luộc, rau thơm... hấp dẫn. Ảnh: Voso.
Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, mắm ruốc khá phổ biến, được làm từ mắm sống cùng với tỏi, ớt, đường, me... nấu lên, cho ra hỗn hợp mắm ruốc đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hấp dẫn. Mắm ruốc có thể dùng để chấm xoài, cóc, ổi, bánh tráng mỏng, bánh tráng nướng... Cầu kỳ hơn, người ta cũng phết mắm ruốc lên bánh tráng, thêm trứng, hành lá, nem, chả... rồi nướng lên. Ảnh: Wheretoeat.inphanthiet.
Vùng đất Gò Công ở Tiền Giang có đặc sản mắm tôm chà nổi tiếng. Người ta sử dụng tôm đất, tôm bạc tươi sống, làm sạch, ngâm qua rượu, giã nhuyễn với tỏi, ớt, muối... Hỗn hợp tôm sau khi ủ được chà qua rây để gạn thịt, đem phơi nắng. Khi thưởng thức, thực khách sẽ pha mắm tôm chà với chút chanh, đường, tỏi, ớt... để làm nước chấm. Ảnh: Bep.nha.punn.
Mắm ba khía là đặc sản trứ danh của miền Tây Nam Bộ. Nguyên liệu để làm mắm là con ba khía, trông khá giống cua đồng, trên mai có 3 khía (3 gạch). Mắm ba khía có hương vị đậm đà, thơm nồng. Tùy vào kích thước lớn, nhỏ của ba khía mà sản phẩm mắm có giá bán khác nhau. Ảnh: Minh Hằng.
Món mắm thái nổi tiếng miền Tây Đến Châu Đốc (An Giang), du khách nên thử món đặc sản được làm từ cá tươi nổi tiếng bậc nhất nơi đây.