Ngộ độc sau khi ăn canh cua
Gần đây, một gia đình 4 người ở Hà Nội phải nhập viện cấp cứu trong đêm vì ngộ độc sau khi ăn canh cua.
Thông tin trên báo chí cho biết, gia đình anh L.N có ăn cỗ đặt sẵn, trong đó có món canh cua, vào tối 11/6. Khoảng 3 giờ sau khi ăn, cả gia đình bị đau bụng dữ dội kèm đại tiện phân lỏng, buồn nôn và nôn (những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm). Các bệnh nhân sau đó được điều trị phù hợp và xuất viện sau 3 ngày.
|
Ảnh minh họa. |
Canh cua vốn là món ăn bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích vào mùa hè. Tuy nhiên, ăn cua đồng sai cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sai lầm cần tránh khi ăn cua đồng
Để không bị ngộ độc vì ăn canh cua, bạn nên tránh những sai lầm sau:
Nấu canh từ cua chết
Trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine. Sau khi cua chết, các loại vi khuẩn liền phát triển rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine, gây độc đối với cơ thể người, có thể khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng.
Cua càng chết lâu thì lượng histamine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
|
Ảnh minh họa: Tiền Phong. |
Ăn cua sống
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi. Nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.
Ăn đi ăn lại
Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu…
Trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể khiến thịt cua bị biến chất, gây độc.
Ăn canh cua để qua đêm
Không nên ăn canh cua để qua đêm, bởi canh cua là một món ăn thường được chế biến với các loại rau, bất kỳ loại rau nào sau khi nấu chín cũng đều rất nhanh bị ôi thiu.
Ngoài ra, trong cua chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng cũng chính điều này là nguyên nhân khiến món ăn rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Không phải món ăn nào bảo quản trong tủ lạnh qua đêm cũng an toàn, nhất là với canh cua.
Thời điểm thích hợp nhất để ăn canh cua mới nấu là buổi trưa hoặc buổi tối.
Loạt thực phẩm "kỵ" với cua
Mật ong: Mật ong và cua là hai thực phẩm kỵ nhau và không được sử dụng chung. Mật ong sử dụng với cua sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây tiêu chảy và có thể dẫn đến ngộ độc.
Trái cây giàu vitamin C: Cua cũng không được ăn chung cùng với các loại trái cây giàu vitamin C như cam, lê, hồng....Những loại trái cây giàu vitamin C này thường chứa lượng lớn axit tannic. Nếu bạn ăn chung với cua sẽ làm chúng kết tủa, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tệ hơn có thể dẫn đến ngộ độc.
Khoai lang và khoai tây: Cua cũng kỵ với khoai lang và khoai tây. Nấu cua chung với khoai tây và khoai lang có thể kết sỏi, gây sỏi thận.
|
Ảnh minh họa. |
Cá chạch: Cá chạch và cua vốn rất kỵ nhau. Nếu không biết mà ăn chung có thể gây ngộ độc, tụt huyết áp, nôn mửa nguy hiểm.
Ngoài ra, trong và sau khi ăn canh cua khoảng 1 tiếng, bạn không nên uống nước trà. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu chứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...
Lưu ý, một số người không nên ăn canh cua, bao gồm phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu; người bị cảm lạnh, tiêu chảy; người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch; người bị hen, cảm cúm; bệnh nhân gút; dị ứng với cua,...
>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi | Đặc sản miền sông nước