Khoảng đầu tháng 11 ở nhiều tỉnh miền Tây, đặc biệt ở An Giang bắt đầu thu hoạch quả thốt nốt. Ngoài việc nấu đường thốt nốt để bán, người dân ở đây còn sáng tạo ra rất nhiều món ăn từ quả thốt nốt hút khách du lịch. Ảnh: Dân Việt.Bánh bò thốt nốt là một trong những đặc sản miền Tây nổi tiếng. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt (bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung với bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng), đường thốt nốt, nước cốt dừa. Ảnh: Blogspot. Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn. Khách du lịch thường mua món bánh này để làm quà mỗi lần đến miền Tây. Ảnh: Blogspot.Bánh lá thốt nốt cũng rất được nhiều người yêu thích. Bánh lá thốt nốt được làm từ bột gạo, đường thốt nốt, nước cốt dừa, trái thốt nốt… mang lại hương vị ngọt thơm đậm chất miền quê. Ảnh: thichlanhich.Món bánh này cũng khá dễ làm, đầu tiên phải xay gạo và ủ bột gạo sau một đêm. Sau đó đem trộn bột gạo, đuờng, nước cốt dừa, bột thốt nốt rồi mang đi nấu tạo thành hỗn hợp sền sệt. Cuối cùng nặn bánh và dùng lá chuối bọc sau đó đem hấp chín lên. Ảnh: thichlanhich.Gỏi thốt nốt khá lạ miệng và rất được lòng du khách thập phương. Món ăn này có vị bùi, béo, màu trắng trong. Ngoài quả thốt nốt và nguyên liệu chính còn có thêm tôm tươi, mực khô xé sợi, dừa nạo, nước mắm chua ngọt. Khác với các món gỏi khác dùng đậu phộng thì gỏi thốt nốt dùng mè rang rắc vào gỏi, mè sẽ bám đều tạo nên mùi vị béo và thơm của dầu mè. Ảnh: Thichlanhich.Chè thốt nốt nấu nước cốt dừa cũng rất ngon, ngọt thanh. Ảnh: thichlanhich.Chè thốt nốt sữa đặc cũng khá nổi tiếng. Ảnh: Monngon.Rau câu thốt nốt nước cốt dừa: Vị ngọt thanh thơm lừng của đường thốt nốt và vị béo của dừa tạo nên món rau câu rất đặc biệt. Ảnh: Blogspot.
Khoảng đầu tháng 11 ở nhiều tỉnh miền Tây, đặc biệt ở An Giang bắt đầu thu hoạch quả thốt nốt. Ngoài việc nấu đường thốt nốt để bán, người dân ở đây còn sáng tạo ra rất nhiều món ăn từ quả thốt nốt hút khách du lịch. Ảnh: Dân Việt.
Bánh bò thốt nốt là một trong những đặc sản miền Tây nổi tiếng. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt (bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung với bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng), đường thốt nốt, nước cốt dừa. Ảnh: Blogspot.
Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn. Khách du lịch thường mua món bánh này để làm quà mỗi lần đến miền Tây. Ảnh: Blogspot.
Bánh lá thốt nốt cũng rất được nhiều người yêu thích. Bánh lá thốt nốt được làm từ bột gạo, đường thốt nốt, nước cốt dừa, trái thốt nốt… mang lại hương vị ngọt thơm đậm chất miền quê. Ảnh: thichlanhich.
Món bánh này cũng khá dễ làm, đầu tiên phải xay gạo và ủ bột gạo sau một đêm. Sau đó đem trộn bột gạo, đuờng, nước cốt dừa, bột thốt nốt rồi mang đi nấu tạo thành hỗn hợp sền sệt. Cuối cùng nặn bánh và dùng lá chuối bọc sau đó đem hấp chín lên. Ảnh: thichlanhich.
Gỏi thốt nốt khá lạ miệng và rất được lòng du khách thập phương. Món ăn này có vị bùi, béo, màu trắng trong. Ngoài quả thốt nốt và nguyên liệu chính còn có thêm tôm tươi, mực khô xé sợi, dừa nạo, nước mắm chua ngọt. Khác với các món gỏi khác dùng đậu phộng thì gỏi thốt nốt dùng mè rang rắc vào gỏi, mè sẽ bám đều tạo nên mùi vị béo và thơm của dầu mè. Ảnh: Thichlanhich.
Chè thốt nốt nấu nước cốt dừa cũng rất ngon, ngọt thanh. Ảnh: thichlanhich.
Chè thốt nốt sữa đặc cũng khá nổi tiếng. Ảnh: Monngon.
Rau câu thốt nốt nước cốt dừa: Vị ngọt thanh thơm lừng của đường thốt nốt và vị béo của dừa tạo nên món rau câu rất đặc biệt. Ảnh: Blogspot.