Theo ThS.BS Nguyễn Hiền Minh, giảng viên Bộ môn Miễn dịch Sinh lý - Sinh lý bệnh (Đại học Y Dược TP HCM), Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng (BV Đại học Y Dược TPHCM), có thể dự phòng viêm gan B lây từ mẹ sang con bằng cách tiêm cho trẻ 1 mũi huyết thanh viêm gan B trong 12 giờ đầu sau sinh và 1 mũi vắcxin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh.
|
Có thể dự phòng viêm gan B lây từ mẹ sang con. Ảnh minh họa |
Sau đó, em bé cần tiêm đủ 3 mũi vắcxin vào tháng 2, 3 và 4. Như vậy, có thể phòng tới 95% trường hợp lây từ mẹ sang con. Ngoài ra, cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs cho trẻ sau 1 - 2 tháng để chắc chắn trẻ đã có miễn dịch bảo vệ.
ThS.BS Nguyễn Hiền Minh cũng cho biết, viêm gan B không lây truyền qua: ăn uống chung, dùng chung cốc, chén, bát đũa; làm việc chung cùng cơ quan, văn phòng; ôm, hôn, bắt tay; ho hoặc hắt hơi; muỗi đốt; cho con bú sữa mẹ...
Virus viêm gan B lây truyền giống như HIV/AIDS: từ mẹ sang con, qua đường máu và qua quan hệ tình dục không bảo vệ.
Vì vậy, tất cả trẻ sơ sinh đều cần tiêm vắcxin phòng viêm gan B. Lịch tiêm như đã hướng dẫn ở trên.
Những người có nguy cơ mắc viêm gan B cao cần được ưu tiên tiêm vắcxin bao gồm: nhân viên y tế; thành viên trong gia đình có người mắc viêm gan B; người tiêm chích ma túy; người có nhiều bạn tình; nam có quan hệ tình dục đồng giới; người nhiễm HIV hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; người có bệnh gan mạn tính khác không liên quan đến viêm gan B.
Ngoài ra, người thường xuyên cần truyền máu hoặc các sản phẩm của máu; bệnh nhân lọc máu hoặc ghép tạng hoặc du khách chưa hoàn thành liệu trình tiêm chủng vắcxin viêm gan B cũng cần được tiêm văcxin trước khi đến vùng có dịch lưu hành.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em: