Viêm gan B lây từ mẹ sang con chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ và mạnh nhất trong giai đoạn chu sinh (chuyển dạ) và khi cho bú.
- Hỏi: Em mới có thai được 2 tháng đi xét nghiệm máu bác sĩ kết luận viêm gan B dù trước đó em không hề bị. Xin hỏi, tại sao lại bị bệnh khi mang thai? Có lây sang con không? Có cách gì phòng tránh? Phạm Tú Loan (Đống Đa, Hà Nội).
|
Ảnh minh họa: IE. |
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng trả lời: Viêm gan ở phụ nữ có thai có thể cấp tính do nhiễm độc, do thuốc hoặc mạn tính do nhiễm ký sinh trùng, nhưng đại đa số là do virus, đứng đầu là virus viêm gan B.
Viêm gan B lây từ mẹ sang con chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ và mạnh nhất trong giai đoạn chu sinh (chuyển dạ) và khi cho bú. Mẹ bị viêm gan trong 3 tháng cuối là mối nguy cơ lớn cho trẻ.
Nếu mẹ bị bệnh trong 6 tháng đầu nhưng được điều trị hoàn toàn khỏi bệnh thì không có nguy cơ lan sang bào thai. Mẹ bị viêm gan B mạn tính truyền cho con ở mọi thời điểm mang thai, có thể gây sẩy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, viêm gan ứ mật.
Để phòng tránh mẹ cần điều trị triệt để cho khỏi, tốt nhất là trước 3 tháng sinh. Khi sinh tránh mọi thủ thuật gây nhiễm virus sang trẻ trong quá trình sinh, nhưng không cần chỉ định mổ đẻ. Trẻ sau sinh cần được tiêm bắp ngay 200 đơn vị IgG kháng virus viêm gan và tiêm phòng văcxin viêm gan mũi 1, các mũi tiêm phòng còn lại vào lúc 1 - 2 tháng tuổi.