Vậy mà, mọi thứ lại thay đổi chóng mặt kể từ khi hai vợ chồng Thu sống chung với bố mẹ chồng. Thu là giáo viên dạy toán cấp 2 ở một trường tư có tiếng ở Hà Nội còn chồng cô là trưởng phòng tín dụng của một ngân hàng.
Vì Tuấn là con một nên vợ chồng Thu sống chung với bố mẹ chồng. Cuộc sống vợ chồng son không có gì khiến Thu phải phàn nàn và chán chường bởi cả 2 vợ chồng cô đều có thu nhập khá, một tháng tổng cộng cũng kiếm được khoảng 40 triệu.
Có điều, mẹ chồng Thu không chịu nổi vì cách tiêu tiền “không tiếc tay” của con dâu bởi tần suất cô sắm quần áo nhiều đến nỗi trong tháng không mặc lặp lại bộ quần áo nào. Đi siêu thị, thấy có bộ chăn ga gối đẹp, Thu liền “khuân về”. Rồi nồi niêu, xoong chảo, thậm chí bộ ấm chén cũng được Thu thay mới. Biết con dâu thu nhập khá, chồng lại kiếm được, chưa kể chưa có con cái nên bà thông cảm. Nhưng có lần, thấy con dâu ném cả túi quần áo vào thùng rác, bà bắt đầu tức tối.
Thu “sính” thức ăn ngoại, nhất là thực phẩm cao cấp. Thấy mẹ chồng đi chợ mua rau và thực phẩm là cô không thích ra mặt, đến bữa tránh gắp món đấy ngay. Có lần thấy mẹ chồng nấu thịt lợn kho Tàu, Thu bảo: “Mẹ ơi, để mai con đặt cửa hàng thực phẩm sạch gần cơ quan con, vừa ngon vừa đảm bảo”. Thế là, mẹ chồng Thu tỏ ý không vui. Hôm sau Thu mua tôm sú và thịt lợn về, bà Thu không thèm đụng tới. Bà chỉ ăn những món do chính tay mình chuẩn bị. Từ đó, xuất hiện “cuộc chiến” ngầm giữa mẹ chồng – nàng dâu. Không ai nói ra nhưng cả hai đều ngấm ngầm sống theo cách của mình.
|
Ảnh minh họa. |
Mọi thứ trở nên mâu thuẫn gay gắt đỉnh điểm khi tối thứ Sáu vừa rồi, Thu đi làm về muộn, mẹ chồng ở nhà thì thấy có người giao hàng. Đó là một hộp kín được dán kỹ càng. Tò mò, mẹ chồng Thu mở ra. Trong đó là chiếc vòng Pandora có hóa đơn trị giá 28 triệu đồng. Thật sự bà thấy choáng váng. Nếu không coi hóa đơn, bà chỉ nghĩ cái vòng đó trị giá cùng lắm là vài trăm nghìn.
Thế nên, khi Thu vừa cho xe vào trong nhà, thay quần áo xuống bếp đã thấy mẹ chồng cô ngồi cùng bố chồng ở bàn ăn mặt sầm sì rồi cằn nhằn: “Thu này, mẹ không hiểu nổi mày. Sao con lại mua cái vòng gì đắt thế? Nó có phải vàng hay kim cương đâu. Mẹ thấy mày tiêu như phá, hơn cả tiểu thư giàu có. Người ta đi làm cả năm cũng không đủ tiền mua nổi cái vòng đó”.
Nghe tới đó, Phương tái mặt. Cô phản ứng lại: “Tại sao mẹ lại bóc đồ của con? Con chán ngấy cái cảnh mình tiêu tiền mồ hôi công sức của mình nhưng lại bị người khác cấm đoán, xét nét…”.
Chỉ chờ có thể, mẹ chồng Thu mắng con dâu sấp mặt: “Ô hay, con này láo. Cô lắm tiền quá nhỉ? Tiền của cô hay lại của con trai tôi vậy? Chả hiểu sao số tôi hẩm hiu lại có kiểu con dâu như vậy nữa”.
Vừa lúc đấy, chồng Thu cũng đi làm về. Được thể mẹ chồng cô càng mắng cô thêm té tát. Thấy vậy, Tuấn mới bênh vợ: “Mẹ này, mẹ đừng mắng vợ con như vậy. Đây là quà của con mua tặng vợ con”. Ai ngờ, mẹ chồng Thu thấy con giai bênh vợ càng tức tối, bà đùng đùng bỏ lên nhà, không cả ăn tối. Những ngày sau không khí gia đình ngột ngạt.
Buồn bã, ấm ức, Thu gọi điện kể hết với mẹ đẻ và muốn về nhà mẹ đẻ ở thì mẹ cô khuyên nên cố gắng nhẫn nhịn, ở chung với nhà chồng. “Ai cũng phải làm dâu, ai cũng phải nhẫn nhịn, chịu đựng. Con đùng đùng bỏ về nhà ngoại rồi người ta cười vào mặt, mang tiếng ra”, mẹ Thu nói.
Mấy hôm nay, Thu buồn bã, ức chế. Bố mẹ chồng cô cũng chẳng nói với cô câu nào, đến bữa ăn thì ông bà ăn trước, vợ chồng cô ăn sau. Tuấn tối cũng không ngủ với vợ mà ôm gối ra sofa nằm. Thu nghĩ nếu cố gắng tiếp tục ở nhà chồng, cô sẽ bị trầm cảm và phát điên mất.