Mâm "cơm thừa canh cặn" nhà chồng để phần nàng dâu

Google News

Sau khi dỗ được con nín, cho con ăn xong, nhìn thấy mâm cơm nhà chồng để phần mà mẹ bỉm sữa gạt nước mắt.

Người ta cứ bảo hội chị em lắm điều, hở ra có chuyện gì là chụp ảnh "đăng phây", bóc mẽ nhà chồng. Người ta cứ bảo, chuyện gì cũng có thể đóng cửa bảo nhau, thay vì bêu riếu nhau trên mạng.

Mâm cơm để phần, nhìn là không mê nổi.

Nhưng nhìn mâm cơm nhà chồng để phần thế này, không nói ra thì ai thấu được nỗi đau khổ của mẹ bỉm sữa?

Chuyện là, sau khi dỗ con khóc nhè, cho con ăn xong, người mẹ trẻ vào mâm thì thấy gia đình đã ăn xong hết. Nhìn mâm cơm để phần mà ngao ngán.

Mấy cái bát ăn dở chồng lên nhau để ở một góc mâm, thức ăn thừa vẫn còn nguyên bên trong bát. Kéo và đũa thìa bẩn vứt quanh mâm. Cơm thừa vương vãi xung quanh.

Phần thức ăn "để phần" cũng không khá khẩm hơn. Đĩa cá đã bị bới vương vãi, thịt xương lẫn lộn. Đĩa rau muống cũng bị bới tung lên, nhìn rõ tính chất cơm thừa canh cặn.

Ức quá, nàng dâu này mới đưa hình ảnh này lên mạng xã hội, thở than một chút với những người cùng cảnh. Cô cũng nói thêm, chuyện này diễn ra rất nhiều lần. Do có con nhỏ, hay phải dỗ con, cô thường ăn cơm sau cả nhà. Và 10 lần như cả 10, nhà chồng cô thường xuyên cho cô ăn cơm thừa với mâm cơm tương tự như mâm cơm trên.

Hình ảnh này đã khiến nhiều người đồng cảm, thương cho nàng dâu phải hứng chịu cảnh ghẻ lạnh, không được trân trọng. Cô không tiết lộ vị thế của mình trong gia đình như thế nào, chồng cô phản ứng ra sao khi thấy mâm cơm phần vợ; nhưng đa số đều cho rằng, đây là mâm cơm không chấp nhận được.

- Nhà mình ai ăn trước đều dọn dẹp mâm rất gọn gàng sạch sẽ. Nhìn thế kia ai mà nuốt nổi.

- Bạn để nguyên mâm đó, nấu mì ăn. Rồi dán tờ giấy: Ai bừa người đó tự dọn, xem bữa sau còn vậy nữa không.

- Đã phần thì phải gắp ra trước. Đây bới tung bới mửa xong kêu người khác ăn. Thử con dâu mà phần bố mẹ chồng như vậy, ông bà có nuốt được không? Hoặc con gái về nhà, liệu ông bà có phần cơm con gái thế này không? Ai cũng là con người, đối xử với nhau tử tế chút đi.

Đáng buồn là, đó không phải nàng dâu duy nhất bị phần mâm cơm "tan nát" như thế. Không ít nàng dâu đã phải gạt nước mắt, len lén chụp ảnh đăng tải lên mạng xã hội để bày tỏ nỗi lòng với hội chị em, xả bớt những ấm ức thường nhật.

Mam

Những mâm cơm như bãi chiến trường này lại là thứ được "để phần" các nàng dâu ăn sau.

Ai đó có thể nói rằng, "con dâu rể khách", các nàng dâu về nhà chồng được đối xử như con. Mà đã là con thì có thể xuê xoa, du di một chút. Nhưng nếu người ăn sau là con gái, hoặc con trai, cách phần cơm của ông bà lại khác biệt.

Việc ăn uống cũng không phải là quá quan trọng, nhưng nhiều gia đình có cách ứng xử hết sức kỳ cục. Phần một mâm cơm ngon mắt cho người ăn sau, đó không phải là câu nệ, khách sáo mà là sự tôn trọng, yêu thương lẫn nhau. Nếu đã gọi nhau một tiếng gia đình, thì hãy đối xử với nhau đúng như vậy, bất kể người đó có cùng huyết thống với mình hay không.

Mam

Không bàn đến chuyện thức ăn còn lại nhiều hay ít, có đủ ăn không, mà việc chừa lại cơm thừa canh cặn cho người ăn sau, thậm chí không dọn dẹp bát đũa bẩn, xương xẩu trên mâm là rất ác.  

Theo Bích Chi/Pháp luật & Bạn đọc

>> xem thêm

Bình luận(0)