Biến thể Delta (còn được gọi là B.1.617.2) là biến thể virus corona chủng mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ. Nó được coi là biến thể nguy hiểm nhất bên cạnh các biến thể Alpha, Beta, Gamma.Lo ngại hơn, biến chủng Delta đang làm thay đổi các triệu chứng phổ biến của người nhiễm COVID-19. Nếu như trước đây, những triệu chứng được xác định là ho dai dẳng, sốt, mất khứu giác hoặc vị giác...Thì dữ liệu gần đây cho thấy bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể Delta có thể gặp phải nhiều triệu chứng phổ biến, khác với dấu hiệu của chủng COVID-19 ban đầu.Qua phân tích dữ liệu ghi nhận và báo cáo triệu chứng COVID-19 bằng thiết bị di động của hơn 4,6 triệu người bệnh mắc COVID-19 trên toàn cầu, các chuyên gia nhận định những triệu chứng thường gặp ở người bệnh mắc biến chủng Delta là: đau đầu, đau họng và sổ mũi.Đáng nói, những biểu hiện này cũng có sự khác biệt đối với từng nhóm đối tượng đã tiêm hoặc chưa tiêm vắc xin COVID-19. Nhóm người bệnh chưa tiêm vắc xin thường gặp các triệu chứng như đau đầu, đau họng, sổ mũi, sốt, ho dai dẳng.Nhóm chỉ mới tiêm 1 mũi vắc xin COVID-19 có những triệu chứng phổ biến là đau đầu, sổ mũi, đau họng, hắt xì, ho dai dẳng. Nhóm đã chủng ngừa đầy đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 khi mắc bệnh thường có những dấu hiệu bao gồm: đau đầu, sổ mũi, hắt xì, đau họng, mất khứu giác.Nhấn mạnh sự thay đổi này, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch hội Hồi sức cấp cứu và chống độc, Tổ trưởng Tổ điều trị bệnh nhân COVID-19 cho hay, biến chủng Delta khiến bệnh nhân có nhiều triệu chứng hơn. Họ thường bị đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy…Nguy hiểm hơn, tỷ lệ bệnh nhân không triệu chứng là 50-60% (trong các đợt dịch trước, tỷ lệ này là 80%); 30% người có biểu hiện nhẹ giống cảm cúm thông thường; 10-15% cần hỗ trợ oxy và thuốc; 5-10% cần máy thở, lọc máu, ECMO.Có tình trạng này là do chủng Delta đã biến đổi mạnh hơn. SARS-CoV-2 chui qua tế bào niêm mạc hô hấp, thông qua các thụ thể ACE2 và TMP1, sau đó chuyển ARN thông tin để chỉ huy các tế bào, tổng hợp thành phần và tái tạo ra nhiều virus mới, từ đó phá hủy tế bào cũ. Vì vậy, COVID-19 không chỉ gây bệnh ở phổi, tạo ra cơn bão cytokine mà còn gây bệnh toàn thân, tấn công hàng loạt cơ quan như não, thận, gan, tim, tụy…Virus SARS-CoV-2 gây tổn thương các cơ quan theo 2 cách. Thứ nhất là tấn công trực tiếp. Thứ hai là gián tiếp qua cơ chế miễn dịch gây ra hiện tượng tăng đông, hoạt hóa tiểu cầu, tổn thương tế bào, hình thành huyết khối trong các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn. Vì thế, ngoài 20-50% ca nhồi máu phổi theo cơ chế truyền thống, số bệnh nhân còn lại bị nhồi máu tại các mao mạch phổi, tĩnh mạch phổi, dẫn đến suy tim cấp, gây ra những cái chết đột ngột. Đây cũng là lý do bệnh nhân COVID-19 nặng thường phải thở máy rất lâu vì tiêu cục máu đông không dễ.Thời gian qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho phép các loại vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả hơn 50% được thông qua quy trình khẩn cấp để sử dụng cho công tác phòng chống dịch. Điều này có nghĩa là số phần trăm còn lại vẫn có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng sẽ hạn chế được tỷ lệ người mắc bệnh nặng hoặc nhập viện nếu không may bị nhiễm COVID-19.Tính đến sáng ngày 3/8, tổng số liều vắc xin đã được tiêm tại Việt Nam là 6.959.197 liều. Trong đó, tiêm 1 mũi là 6.246.333 liều và tiêm mũi 2 là 712.864 liều. Trong bối cảnh dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Đó là các biện pháp 5K của Bộ Y tế nhằm bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.Mời quý độc giả xem video: Giả vờ ngất vì nhiễm COVID-19 gây náo loạn, hai thanh niên gặp cái kết đắng. Nguồn RT.
Biến thể Delta (còn được gọi là B.1.617.2) là biến thể virus corona chủng mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ. Nó được coi là biến thể nguy hiểm nhất bên cạnh các biến thể Alpha, Beta, Gamma.
Lo ngại hơn, biến chủng Delta đang làm thay đổi các triệu chứng phổ biến của người nhiễm COVID-19. Nếu như trước đây, những triệu chứng được xác định là ho dai dẳng, sốt, mất khứu giác hoặc vị giác...
Thì dữ liệu gần đây cho thấy bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể Delta có thể gặp phải nhiều triệu chứng phổ biến, khác với dấu hiệu của chủng COVID-19 ban đầu.
Qua phân tích dữ liệu ghi nhận và báo cáo triệu chứng COVID-19 bằng thiết bị di động của hơn 4,6 triệu người bệnh mắc COVID-19 trên toàn cầu, các chuyên gia nhận định những triệu chứng thường gặp ở người bệnh mắc biến chủng Delta là: đau đầu, đau họng và sổ mũi.
Đáng nói, những biểu hiện này cũng có sự khác biệt đối với từng nhóm đối tượng đã tiêm hoặc chưa tiêm vắc xin COVID-19. Nhóm người bệnh chưa tiêm vắc xin thường gặp các triệu chứng như đau đầu, đau họng, sổ mũi, sốt, ho dai dẳng.
Nhóm chỉ mới tiêm 1 mũi vắc xin COVID-19 có những triệu chứng phổ biến là đau đầu, sổ mũi, đau họng, hắt xì, ho dai dẳng. Nhóm đã chủng ngừa đầy đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 khi mắc bệnh thường có những dấu hiệu bao gồm: đau đầu, sổ mũi, hắt xì, đau họng, mất khứu giác.
Nhấn mạnh sự thay đổi này, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch hội Hồi sức cấp cứu và chống độc, Tổ trưởng Tổ điều trị bệnh nhân COVID-19 cho hay, biến chủng Delta khiến bệnh nhân có nhiều triệu chứng hơn. Họ thường bị đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy…
Nguy hiểm hơn, tỷ lệ bệnh nhân không triệu chứng là 50-60% (trong các đợt dịch trước, tỷ lệ này là 80%); 30% người có biểu hiện nhẹ giống cảm cúm thông thường; 10-15% cần hỗ trợ oxy và thuốc; 5-10% cần máy thở, lọc máu, ECMO.
Có tình trạng này là do chủng Delta đã biến đổi mạnh hơn. SARS-CoV-2 chui qua tế bào niêm mạc hô hấp, thông qua các thụ thể ACE2 và TMP1, sau đó chuyển ARN thông tin để chỉ huy các tế bào, tổng hợp thành phần và tái tạo ra nhiều virus mới, từ đó phá hủy tế bào cũ. Vì vậy, COVID-19 không chỉ gây bệnh ở phổi, tạo ra cơn bão cytokine mà còn gây bệnh toàn thân, tấn công hàng loạt cơ quan như não, thận, gan, tim, tụy…
Virus SARS-CoV-2 gây tổn thương các cơ quan theo 2 cách. Thứ nhất là tấn công trực tiếp. Thứ hai là gián tiếp qua cơ chế miễn dịch gây ra hiện tượng tăng đông, hoạt hóa tiểu cầu, tổn thương tế bào, hình thành huyết khối trong các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn. Vì thế, ngoài 20-50% ca nhồi máu phổi theo cơ chế truyền thống, số bệnh nhân còn lại bị nhồi máu tại các mao mạch phổi, tĩnh mạch phổi, dẫn đến suy tim cấp, gây ra những cái chết đột ngột. Đây cũng là lý do bệnh nhân COVID-19 nặng thường phải thở máy rất lâu vì tiêu cục máu đông không dễ.
Thời gian qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho phép các loại vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả hơn 50% được thông qua quy trình khẩn cấp để sử dụng cho công tác phòng chống dịch. Điều này có nghĩa là số phần trăm còn lại vẫn có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng sẽ hạn chế được tỷ lệ người mắc bệnh nặng hoặc nhập viện nếu không may bị nhiễm COVID-19.
Tính đến sáng ngày 3/8, tổng số liều vắc xin đã được tiêm tại Việt Nam là 6.959.197 liều. Trong đó, tiêm 1 mũi là 6.246.333 liều và tiêm mũi 2 là 712.864 liều. Trong bối cảnh dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Đó là các biện pháp 5K của Bộ Y tế nhằm bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.