Tác dụng của cà pháo với cơ thể
Trong Đông y thì cà pháo là một vị thuốc có tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, trị tiêu viêm…được dùng trong nhiều vị thuốc. Nhưng nếu ăn nhiều cà pháo sẽ gây độc nhất là khi ăn kèm với những gia vị như tỏi, ớt, sả, người mới sinh, mới mổ, mới ốm dậy thì vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, những hững bị bênh gót hoặc những người đang mang thai thì không nên ăn nhiều cà pháo sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên bên canh đó, cà pháo cũng có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu hiện đại chỉ ra trong 100g cà pháo có chứa protein, canxi, photpho, magie, kali, sắt, kẽm, selen, đồng và rất nhiều vitamin C, PP, B1, B2, E và tiền vitamin A… Bên cạnh đó, các loại chất khoáng có trong cà cũng được xác định cao hơn so với nhiều loại rau củ khác.
Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:
Nếu muốn trị bệnh đường tiêu hóa, đại tiểu tiện ra máu: cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.
Nếu bạn muốn trị bệnh mụt nhọt, côn trùng đốt chống sưng, cầm đau nhức và không làm mủ: cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp vào vết thương.
Nếu muốn trị phụ nữ huyết hư, da vàng: cà pháo già bổ ra phơi trong bóng râm cho khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng.
Nếu bạn muốn trị bệnh ngoài da, chảy máu chân răng, chín mé: cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.
Trị ho, viêm họng mạn tính: cà pháo tươi 50g, đun chín, thêm mật ong. Ngày ăn 2 lần.
Trị đau thắt lưng, đau dạ dày, đau răng; bế kinh: rễ cà pháo 15g, sắc uống.
Trị chân tay nứt nẻ: cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi hoặc dùng rễ và cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa.