Liên tiếp án 'giết người yêu rồi tự sát': Chớ dại làm điều này khi chia tay?

Google News

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều vụ án mạng đau lòng “giết người yêu rồi tự sát” đã xảy ra. Các chuyên gia cho rằng, các vụ án này xảy ra do giới trẻ đang thiếu một điều rất quan trọng. Để tránh sự việc đau lòng, chớ dại làm điều này khi chia tay?
 

Giết người yêu rồi tự sát
Cách đây không lâu, một vụ "giết người yêu rồi tự sát" đã xảy ra ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Nạn nhân là H.T.H. (17 tuổi, ở xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn) đang học học lớp 12, muốn chia tay với Vi Văn Biên 26 tuổi ở cùng huyện. Không muốn chuyện này xảy ra, Biên đã chặn đường nữ sinh để nói chuyện rồi xảy ra cãi vã, giết hại người yêu giữa đường. Ngay sau đó, hung thủ đã uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Trước đó, tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cũng xảy ra vụ việc tương tự. Huỳnh Văn Tài, SN 1992 ở Bình Thuận, đã dùng dao bấm giết hại người yêu rồi tự sát chính bằng con dao gây án. Trong điện thoại của Tài có tin nhắn gửi cho nạn nhân trước lúc gây án với nội dung "Xin hẹn em ở kiếp sau".
Và gần đây nhất, vụ án nam sinh Giàng A Dông (23 tuổi, quê ở Điện Biên) đã ra tay sát hại hai nữ sinh tại ngõ 30 phố Nghĩa Đô, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội rồi tự đâm vào người mình và nhảy lầu tự tử đã gây rúng động dư luận. Nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn tình cảm.
Lien tiep an 'giet nguoi yeu roi tu sat': Cho dai lam dieu nay khi chia tay?
Ảnh minh họa. 
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, những vụ án "yêu không được thì giết" không còn là chuyện mới mà đã có rất nhiều vụ đau lòng xảy ra. Hàng loạt những vụ án giết người yêu rồi tự vẫn gần đây một lần nữa là hồi chuông cảnh báo hệ quả của tình yêu mù quáng của giới trẻ. Lắng lại sau mỗi sự việc này hơn hết là nỗi đau nặng nề cho cả hai bên gia đình.
Điều này xuất phát từ quan niệm sai lầm, ích kỷ về tình yêu, coi tình yêu là sở hữu. Một khi hết yêu dẫn đến quyết định chia tay thì cảm xúc yêu đương sẽ không còn, tình cảm sẽ chuyển sang trạng thái hận thù. Chỉ cần đối phương không đáp ứng được điều mình muốn là không kiểm soát nổi bản thân, dễ dàng ra tay với người mình từng yêu, sau đó lại hối hận bằng cách tự sát vì sợ hãi. Đây là do kĩ năng giải quyết các mâu thuẫn, xử lý khi chia tay cũng như vượt qua những khó khăn tất yếu trong tình yêu của các bạn trẻ đang có nhiều bất cập.
Còn theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, yêu đương mù quáng và thiếu đi bản lĩnh dễ dẫn người ta đến hành động mất kiểm soát. Có người chia tay nhảy lầu tự vẫn, có người lại kéo cả nhân tình chết chung. Điểm chung là thường họ đặt quá nhiều kì vọng và cũng có thể xuất phát từ sự ghen tuông. Trước có thể cô gái yêu chàng trai thiết tha, đùng một cái nói lời chia tay khiến anh này nghĩ rằng chỉ có thể là đã có người khác. Ghen tuông trỗi dậy cộng thêm cảm giác hụt hẫng dẫn tới thiếu đi lý trí mà có những hành vi bồng bột, đáng trách để trả thù bạn đời.
Khi chia tay tránh làm điều này?
Các chuyên gia cho rằng, đưa ra một quyết định chia tay nhẹ nhàng, không gây tổn thương cho ai và tránh được những hệ lụy không đáng có như những án mạng gần đây là cả một quá trình. Ai cũng vậy, khi trải qua tình yêu thường sẽ mất một quãng thời gian dài để chinh phục lẫn nhau, dành những tình cảm ngọt ngào nhất. Khó khăn là vậy, nhưng đến khi muốn chia tay nhiều cặp đôi lại quá dễ dàng, vội vàng chỉ mong vứt bỏ đối phương nhanh chóng mà không quan tâm đến tâm lý của họ. Án mạng xảy ra chính là hệ quả của việc chia tay nóng vội.
Khi hết yêu cũng đừng quá căng thẳng với nhau. Đặc biệt, tránh có xu hướng thách thức, đe dọa hoặc nhục mạ quá đáng khi chia tay mà góp phần gây "leo thang" hành vi phạm tội của đối phương. Nhất là khi đang ở giai đoạn đằm thắm nhất lại nói lời chia tay, người bị chia tay sẽ có những cú sốc tâm lí lớn. Ở tâm lý đó, nếu không có kĩ năng kiểm soát thì khó mà kiểm soát được hành vi của mình.
Các cô gái cần tìm cách xoa dịu chẳng hạn bằng cách nhận lỗi tạm thời rồi sau đó để những căng thẳng rời xa, từ từ tìm hướng giải quyết. Hãy cho đối phương một khoảng thời gian chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Cảnh báo về ý định của mình bằng cách ít quan tâm hơn, mỗi ngày gặp ít đi và cũng ít thân mật… Cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ của đôi bên gia đình chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa khuyên, khi đã yêu thì đừng có tư tưởng sống cùng sống, chết cùng chết hay không ăn được thì đạp đổ. Tư tưởng này không chỉ làm khổ người mình yêu mà còn là sợ dây làm khổ bản thân mình. Mỗi người khi yêu cần có trách nhiệm nhất định về tình cảm của mình, đừng kiểu thích thì yêu nồng cháy, hết thích chỉ muốn hất đối phương ra khỏi cuộc đời mình một cách nóng vội.
Theo Phương Thuận/GĐXH

>> xem thêm

Bình luận(0)