Tìm hiểu về lá lốt
Muốn giải đáp chính xác câu hỏi uống nước lá lốt có tác dụng gì, người đọc hãy cùng tìm hiểu sơ về những đặc điểm cơ bản của loại cây này.
Cây lá lốt (Piper lolot C. DC) thuộc họ hồ tiêu thường mọc nhiều ở nơi ẩm ướt như vùng trung du, có chiều cao khoảng 30 – 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.
Lá lốt chứa nhiều thành phần có công dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả một số bệnh lý cơ bản - Ảnh minh họa: Internet
Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá chằng chịt hình mạng lưới và cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa một hạt. Rễ, thân được dùng làm vị thuốc, lá sử dụng như một loại rau ăn hoặc làm thuốc.
Theo các nghiên cứu cho thấy thành phần có trong lá lốt với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, theo Đông y lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm nên làm ấm bụng, giảm đau, trị chứng đau lưng, đau chân, chảy nước mũi, trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...
|
Ảnh minh họa. |
Lá lốt nấu nước uống có tác dụng gì?
Chữa đau xương khớp
Thông thường những người lớn tuổi hay mắc chứng đau lưng, đau xương khớp vào những ngày thời tiết thay đổi. Vì thế, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc nước lá lốt để hỗ trợ giảm nhanh cơn đau hiệu quả,
Thường xuyên uống nước lá lốt hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đau xương khớp thường gặp ở người cao tuổi - Ảnh minh họa: Internet
Bởi trong loại lá này có chứa thành phần benzyl axetat giúp giảm sưng, tiêu viêm nhanh chóng. Duy trì áp dụng 2 lần/ngày liên tục trong vòng 1 tuần đảm bảo đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Cách thực hiện
Bước 1: Cần chuẩn bị từ 5 - 10g lá lốt phơi khô hoặc 15 - 30g lá lốt tươi đem rửa sạch
Bước 2: Tiếp theo sắc lá lốt cùng 1 lít nước cạn còn ½ lít và uống trong ngày. Người bệnh nên uống khi thuốc còn ấm và uống sau bữa ăn tối.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Uống nước lá lốt có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt ngay tại nhà. Người bệnh có thể lấy 20 gram lá lốt tươi rửa sạch, sau đó sắc cùng 300ml nước còn 100ml. Uống nước này khi còn ấm trước bữa ăn tối.
Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi tay chân
Chữa chứng chảy mồ hôi tay và chân là đáp án chính xác cho câu hỏi uống nước lá lốt có tác dụng gì? Hãy thử áp dụng các bước nấu nước lá lốt sau để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn:
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 30 gram lá lốt tươi đem rửa sạch
Bước 2: Tiếp đến cho lá lốt vào 1 lít nước và đun trong khoảng 10 phút. Sau đó dùng liên tục từ 4 – 5 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.
Tăng cường sinh lý nam
Nhiều người thắc mắc uống nước lá lốt có tác dụng gì tốt đối với sức khỏe nam giới hay không? Trên thực tế, loại lá này hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới vô cùng hiệu quả.
Người bệnh nên tham khảo và áp dụng uống nước lá lốt đều đặn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất - Ảnh minh họa: Internet
Người bệnh có thể thay thế việc nấu nước lá lốt bằng cách chế biến thành nhiều món ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sinh lý chẳng hạn như món lá lốt xào hến.
Chữa ngộ độc thức ăn cho trẻ nhỏ
Nếu gặp phải trường hợp trẻ nhỏ mắc chứng đau bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường như đại tiện nhiều lần, nôn mửa, bị mất nước,... thì rất có thể bé bị ngộ độc thức ăn. Lúc này các mẹ nên cho bé uống nước lá lốt để hỗ trợ xử lý cơn đau hiệu quả.
Cách thực hiện
Bước 1: Các mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như lá lốt, bạch truật, gram hạt sen, hậu phác, sinh khương, sâm bố chính, rau má, cam thảo, trần bì (mỗi thứ 10 gram)
Bước 2: Tiếp theo cho tất cả những nguyên liệu trên vào ấm và sắc cùng 100ml nước để uống. Mỗi thang uống trong 1 ngày và chia thành 3 lần.
Chữa khỏi bệnh tổ đỉa
Người mắc bệnh tổ đỉa nhẹ thay vì uống thuốc tây có thể dùng nước lá lốt hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh. Chỉ cần chuẩn bị 30 gram lá lốt tươi đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy 1 bát nước đặc uống trong ngày.
Người bệnh nên chú ý sử dụng nước lá lốt đúng liều lượng cho phép để tránh trường hợp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet
Còn lại phần bã cho vào nồi cùng 100ml nước đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên và băng lại. Áp dụng phương pháp này ngày từ 1 - 2 lần liên tục trong 5 – 7 ngày đảm bảo bệnh thuyên giảm.
Chữa chứng phù thũng do thận gây ra
Người bệnh gặp trường hợp phù thũng do thận gây ra có thể uống nước lá lốt là các tốt nhất mà hiệu quả lại cao. Chỉ cần chuẩn bị 20 gram lá lốt, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sau đó đem đi rửa sạch và sắc cùng 500ml nước còn lại 150ml uống trong ngày. Người bệnh uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm.
Điều trị cảm cúm
Những người có sức đề kháng yếu thường hay bị cảm nên uống nước lá lốt để mau chóng khỏe lại. Phương pháp này đảm bảo an toàn và hiệu quả ngay tại nhà không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây trên thị trường.
Tăng cường sữa mẹ cho bé
Theo các chuyên gia cho rằng uống nước lá lốt giúp tăng cường sữa mẹ cho bé. Bởi trong lá lốt có chứa nhiều flavonoid và alkaloid rất tốt cho cơ thể mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Tác dụng phụ của lá lốt
Lá lốt thuộc tính ẩm, nên người bệnh chỉ sử dụng với liều lượng vừa phải tránh lạm dụng nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cụ thể:
Bị nhiệt người, táo bón và xuất hiện các biểu hiện như môi lưỡi khô, khát nước bất thường, lợi hàm sưng đỏ,…
Gây hại cho dạ dày và đường ruột. Nếu ăn lá lốt sống trong nhiều ngày liên tục sẽ khiến cho dạ dày bị nóng.
Ngộ độc thực phẩm do cơ địa không thích ứng với thành phần hóa học của cây lá lốt hoặc bị dị ứng.
Nôn mửa, choáng váng cũng là một trong số những phản ứng bất thường của người uống quá nhiều nước lá lốt
Một số lưu ý khi uống nước lá lốt
Nước lá lốt chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh không thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Những người đang mắc chứng bệnh táo bón, nhiệt miệng hay nóng bức trong người hạn chế uống nước lá lốt.
Bài viết đã giải đáp đầy đủ cho thắc mắc uống nước lá lốt có tác dụng gì. Qua đó, người dùng có thể áp dụng bổ sung loại nước này hàng ngày để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cơ bản hiệu quả.