Lạc ngâm giấm
Lạc là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Theo Đông y, lạc có tính bình, vị ngọt béo, chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính... Vỏ lạc có thể chữa xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hoặc thứ phát... Vỏ lụa của lạc có tác dụng cầm máu nhanh hơn nhân lạc Vỏ cứng ngoài cùng của lạc cũng có thể đem nấu lấy nước giúp hạ huyết áp, giãn mạch làm lưu thông máu.
|
Giấm kết hợp với các nguyên liệu có sẵn trong nhà có thể tạo thành những món ăn bài thuốc mang đến rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể. |
Lạc chứa nhiều axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại có hàm lượng lipid cao, calo lo lớn. Do đó, ngâm lạc với giấm giúp giảm giảm độ nhờn vừa thúc đẩy quá trình giải phóng các chất dinh dưỡng trong đậu phộng. Món ăn này có thể thúc đẩy tiêu hóa, giảm huyết áp, làm mềm mạch máu, giảm tích tụ choleterol, ngăn ngừa huyết khối...
Bạn chỉ cần lấy lạc tươi ngâm cùng giấm gạo trong khoảng 7-10 ngày là ăn được, thêm một lượng mật ong vừa phải. Mỗi ngày ăn 10-15 hạt. Có thể sử dụng lạc sống hoặc lạc chín đều được nhưng lạc sống hiệu quả tốt hơn.
Đậu đen ngâm giấm
Đậu đen có tính ôn, vào kinh can thận, tỳ vị. Loại hạt này còn giàu protein, vitamin, lecithin cũng các dưỡng chất khác giúp trĩ hoãn lão hóa. Hàm lượng protein trong đậu đen cũng dồi dào không kém thịt, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Các vitamin trong đậu đen có thể giúp chống lại oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thường xuyên ăn đậu đen không chỉ bổ thận, tỳ vị mà còn giúp cải thiện làn da, giảm phù nề.
Đậu đen ngâm cùng giấm giúp phát huy tối đa tác dụng của protein và vitamin, giúp bảo vệ sức khỏe của thận, lá lách, dạ dày và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Bạn có thể làm đậu đen ngâm giấm theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Đậu đen rửa sạch, phơi khô rồi cho vào lọ thủy tinh. Đổ giấm gạo cho ngập đậu đen rồi đậy kín nắp lọ, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 7-10 ngày là có thể ăn được. Mỗi lần ăn 5-7 hạt, sau bữa ăn, ngày ăn 3 lần và không ăn quá 20 hạt/ngày. Ngâm đậu sống giúp giữa lại nhiều anthocyanins và sẽ không có mùi hôi sau khi ăn.
Cách 2: Đậu đen rửa sạch, đem rang trên lửa nhỏ đến khi nứt vỏ. Để đậu thật nguội rồi cho vào lọ thủy tinh. Đổ đầy giấm vào lọ và dậy kín nắp. Để lọ đậu đen ngâm giấm ở nơi thoáng mát, khoảng 1 tuần sau là có thể sử dụng. Người có dạ dày kém nên dùng cách này.
Gừng ngâm giấm
Gừng có vị cay nồn, tính ấm, giúp tăng cường tuần hoàn máu của cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, bồi bổ dạ dày, giúp giảm cân hiệu quả. Ăn gừng ngâm giấm có thể giúp giảm tình trạng cảm lạnh, làm ấm dạ dày, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giảm cảm lạnh trong người, duy trì sức khỏe.
Để làm món này, bạn chỉ cần chuẩn bị vài củ gừng tươi, rửa sạch và để ráo nước. Thái gừng thành các lát mỏng rồi bỏ vào lọ thủy tinh, đổ đầy giấm vào lọ rồi đậy nắp, bảo quản ở nhiệt độ thấp. Để một tuần là có thể đem ra sử dụng.