Dự án nút giao thông Ngọc Hội được tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Công ty Phúc Sơn) theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) có tổng mức đầu tư là 1.351 tỷ đồng. Trong đó, phần BT là 1.241 tỷ đồng do Công ty Phúc Sơn làm chủ đầu tư.Đây là một trong 3 dự án được tỉnh Khánh Hòa ký hợp đồng BT với Công ty Phúc Sơn, đổi đất vàng sân bay Nha Trang. Dự án nằm tại điểm giao nhau giữa đường sắt Bắc - Nam với đường 23/10, 19/5 (thuộc xã Vĩnh Hiệp và phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang).Dự này khởi công cuối năm 2017, sau 4 năm mới chỉ hoàn thành một trong 4 nhánh, các hạng mục còn lại thi công dở dang. Trong đó, nhánh cầu vượt phía bắc chưa thi công.Theo thiết kế, dự án có 4 nhánh cầu vượt, lần lượt theo hướng đường 23/10, 19/5 và nhánh kết nối với vành đai 2. Dự án giải quyết ùn tắc giao thông ở điểm giao cắt tại chắn đường sắt Ngọc Hội và đường 23/10; giải quyết luồng lưu thông từ cửa ngõ phía bắc theo hướng đường vành đai 2 đi dọc theo đường sắt Bắc - Nam; rồi vượt đường sắt đi dọc theo sông Quán Trường kết nối vào đại lộ Nguyễn Tất Thành, tạo nên tuyến giao thông mới từ hướng bắc - nam mà không đi vào trung tâm thành phố.Theo Công ty Phúc Sơn, dự án mới đạt hơn 50% khối lượng thực hiện, nguyên nhân do vướng giải tỏa mặt bằng.Hiện nay, chủ đầu tư mới chỉ hoàn thành nhánh N2 (nhánh Nam), còn hạng mục vòng xuyến, N1 (nhánh Đông) và N3 (nhánh Tây) đang được triển khai thi công. Riêng nhánh N4 (nhánh Bắc) chưa thi công do vướng giải phóng mặt bằng.Theo báo cáo của Công ty Phúc Sơn, hạng mục vòng xuyến và N3 đã tiến hành thi công kết cấu nhịp. Còn nhánh N1 mới hoàn thành 34/40 cọc khoan nhồi, chưa triển khai thi công kết cấu nhịp. Dù thi công 4 năm, nhưng hiện dự án nút giao thông Ngọc Hội vẫn ngổn ngang. Đây là một trong các dự án trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2025.Do là nút giao thông trọng điểm giao với đường sắt nên khi dự án tái khởi động vào năm 2021 đã khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Trong ảnh là hạng mục nhánh N3.Trong khi đó, nhánh N1 chủ đầu tư mới tiến hành khoan cọc nhồi để đổ trụ cầu.Lãnh đạo Công ty Phúc Sơn cho biết hiện nhánh N4 chưa thể thi công và doanh nghiệp đang chờ UBND tỉnh Khánh Hòa hoàn thành việc giải tỏa mặt bằng để tiến hành.Dự án khởi công cuối năm 2017, dự kiến hoàn thành quý IV/2019. Tuy nhiên, đến năm 2019 thì ngưng thi công vì nhiều lý do. Chủ đầu tư sau đó có văn bản xin và được UBND tỉnh Khánh Hòa gia hạn tiến độ đến tháng 9/2022.Làm công nhân ở dự án được một năm, ông Nam (quê huyện Vạn Ninh) cho biết đang hoàn thành nốt vài công đoạn để nghỉ Tết. "Phần lớn nghỉ Tết hết, còn một vài anh em ở lại dọn dẹp, gỡ hàng rào để người dân đi lại không bị vướng", ông Nam nói.Vị trí dự án nút giao thông Ngọc Hội đang thi công. Ảnh: Google Maps.
Theo Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa, tổng diện tích thực hiện dự án 6,5 ha (chưa tính khu tái định cư), có 290 hộ gia đình, cá nhân và 12 tổ chức bị ảnh hưởng. Tổng chi phí giải tỏa là 289 tỷ đồng và thời gian thực hiện chi trả tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao nhận mặt bằng để thi công dự kiến kết thúc vào ngày 30/6/2018. Tuy nhiên, đến nay việc bồi thường, giải tỏa vẫn chưa hoàn thành.
Dự án nút giao thông Ngọc Hội được tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Công ty Phúc Sơn) theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) có tổng mức đầu tư là 1.351 tỷ đồng. Trong đó, phần BT là 1.241 tỷ đồng do Công ty Phúc Sơn làm chủ đầu tư.
Đây là một trong 3 dự án được tỉnh Khánh Hòa ký hợp đồng BT với Công ty Phúc Sơn, đổi đất vàng sân bay Nha Trang. Dự án nằm tại điểm giao nhau giữa đường sắt Bắc - Nam với đường 23/10, 19/5 (thuộc xã Vĩnh Hiệp và phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang).
Dự này khởi công cuối năm 2017, sau 4 năm mới chỉ hoàn thành một trong 4 nhánh, các hạng mục còn lại thi công dở dang. Trong đó, nhánh cầu vượt phía bắc chưa thi công.
Theo thiết kế, dự án có 4 nhánh cầu vượt, lần lượt theo hướng đường 23/10, 19/5 và nhánh kết nối với vành đai 2. Dự án giải quyết ùn tắc giao thông ở điểm giao cắt tại chắn đường sắt Ngọc Hội và đường 23/10; giải quyết luồng lưu thông từ cửa ngõ phía bắc theo hướng đường vành đai 2 đi dọc theo đường sắt Bắc - Nam; rồi vượt đường sắt đi dọc theo sông Quán Trường kết nối vào đại lộ Nguyễn Tất Thành, tạo nên tuyến giao thông mới từ hướng bắc - nam mà không đi vào trung tâm thành phố.
Theo Công ty Phúc Sơn, dự án mới đạt hơn 50% khối lượng thực hiện, nguyên nhân do vướng giải tỏa mặt bằng.
Hiện nay, chủ đầu tư mới chỉ hoàn thành nhánh N2 (nhánh Nam), còn hạng mục vòng xuyến, N1 (nhánh Đông) và N3 (nhánh Tây) đang được triển khai thi công. Riêng nhánh N4 (nhánh Bắc) chưa thi công do vướng giải phóng mặt bằng.
Theo báo cáo của Công ty Phúc Sơn, hạng mục vòng xuyến và N3 đã tiến hành thi công kết cấu nhịp. Còn nhánh N1 mới hoàn thành 34/40 cọc khoan nhồi, chưa triển khai thi công kết cấu nhịp. Dù thi công 4 năm, nhưng hiện dự án nút giao thông Ngọc Hội vẫn ngổn ngang. Đây là một trong các dự án trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2025.
Do là nút giao thông trọng điểm giao với đường sắt nên khi dự án tái khởi động vào năm 2021 đã khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Trong ảnh là hạng mục nhánh N3.
Trong khi đó, nhánh N1 chủ đầu tư mới tiến hành khoan cọc nhồi để đổ trụ cầu.
Lãnh đạo Công ty Phúc Sơn cho biết hiện nhánh N4 chưa thể thi công và doanh nghiệp đang chờ UBND tỉnh Khánh Hòa hoàn thành việc giải tỏa mặt bằng để tiến hành.
Dự án khởi công cuối năm 2017, dự kiến hoàn thành quý IV/2019. Tuy nhiên, đến năm 2019 thì ngưng thi công vì nhiều lý do. Chủ đầu tư sau đó có văn bản xin và được UBND tỉnh Khánh Hòa gia hạn tiến độ đến tháng 9/2022.
Làm công nhân ở dự án được một năm, ông Nam (quê huyện Vạn Ninh) cho biết đang hoàn thành nốt vài công đoạn để nghỉ Tết. "Phần lớn nghỉ Tết hết, còn một vài anh em ở lại dọn dẹp, gỡ hàng rào để người dân đi lại không bị vướng", ông Nam nói.
Vị trí dự án nút giao thông Ngọc Hội đang thi công. Ảnh: Google Maps.
Theo Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa, tổng diện tích thực hiện dự án 6,5 ha (chưa tính khu tái định cư), có 290 hộ gia đình, cá nhân và 12 tổ chức bị ảnh hưởng. Tổng chi phí giải tỏa là 289 tỷ đồng và thời gian thực hiện chi trả tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao nhận mặt bằng để thi công dự kiến kết thúc vào ngày 30/6/2018. Tuy nhiên, đến nay việc bồi thường, giải tỏa vẫn chưa hoàn thành.